Đề phòng tai biến khi đau đầu, gáy

Bố tôi năm ngoái đã bị tai biến mạch máu não do một đợt lạnh đột ngột và bị liệt nửa người, méo miệng. Sau hơn nửa năm nằm viện điều trị và vật lý trị liệu bố tôi đã đi lại được tuy nhiên phải chống gậy và đi rất chậm.

 Bác sĩ có dặn là người mắc chứng tai biến rất dễ mắc lại nhất là giai đoạn chuyển mùa hoặc thời tiết lạnh đột ngột. Nay mùa lạnh sắp đến, tôi rất lo lắng cho tình trạng sức khoẻ của bố tôi, xin chuyên gia tư vấn giúp tôi cách phòng ngừa tai biến trong mùa lạnh? (Dương Lê Vinh - Thanh Xuân - Hà Nội )   

Đề phòng tai biến khi đau đầu, gáy - 1
Tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn

                       

Trả lời :

 

Tai biến mạch máu não thường xuất hiện khi một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi hay do tắc, vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê, mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động, khó hoà nhập cuộc sống bình thường.

 

Nhiệt độ thấp (thời tiết lạnh) làm tăng tiết các catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, và mạch máu ở một số vùng co lại sẽ đẩy máu ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn, gây giãn mạch thụ động ở những nơi đó (như mạch não, mạch phổi) do đó dễ gây các biến chứng đứt mạch não hoặc phù phổi cấp. Thời tiết lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi.

 

Bệnh dễ xảy ra khi bị cảm gió, trúng gió độc, trúng phong, vào lúc có gió mùa đông bắc, thay đổi nóng lạnh đột ngột... hoặc bị xúc động mạnh, đột ngột, căng thẳng, hồi hộp, làm việc quá sức, nhất là đối với bệnh nhân bị cao huyết áp.

 

Để làm giảm ảnh hưởng của các chu kỳ sinh học đến các bệnh lý tim mạch, TBMMN, chúng ta nên có một chế độ sinh hoạt điều độ, đúng giờ và Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè. Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp, tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, tránh mất ngủ.. Ăn nhiều chất xơ, kiêng rượu, bia và các chất kích thích. Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...

 

Ngoài ra bạn có thể dùng thuốc có tác dụng ức chế quá trình đông máu, giãn mạch, làm tăng lượng máu lên não để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị như Angobin -  sản phẩm có thành phần được chiết xuất từ 100% Đương quy di thực từ Nhật bản. Đây là sản phẩm thuộc đề án cấp nhà nước, nguyên liệu được nuôi trồng và sản xuất theo quy trình GACP * (Good Agricultural and Collection Practices- Tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu) của tổ chức Y Tế Thế giới. Ngoài những tác dụng về ức chế khả năng đông máu, tăng tuần hoàn não thành phần đương quy còn được đánh giá cao là 1 thảo dược trị liệu rối loạn kinh nguyệt như đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều rất hiệu quả. Nếu là nữ giới sử dụng Angobin đều đặn có thể giúp đẹp da, mờ vết thâm nám.

Liều uống phòng bệnh: 3-4 viên/ lần, ngày 3 lần

Liều uống phòng tái phát cho người cao tuổi: 5 - 6 viên/ lần, ngày 3 lần. Uống mỗi đợt 3-4 tháng
 
Số đăng ký sản phẩm : NC19-H01-10
Angobin được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Sản phẩm được phân phối bởi Công ty Dược Phẩm Châu Á – ATT Pharma
3/31/189 Hoàng Hoa Thám - Ba Đình - HN
Hot line tư vấn về sản phẩm: 04 3 9950065