Đảm bảo nguồn máu an toàn tại Việt Nam

Máu và các chế phẩm máu là một loại “thuốc” đặc biệt hữu ích trong công tác điều trị, do đó việc sàng lọc để đảm bảo nguồn máu hiến và các chế phẩm máu được sạch và an toàn cho sử dụng là vô cùng quan trọng vì sai sót có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ có tỷ lệ viêm gan B cao (13% đến 15%), và tỷ lệ nhiễm gan C là 3% đến 5%, đặc biệt tình hình nhiễm HIV có chiều hướng gia tăng trong cả nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng máu của Việt Nam rất cao, hàng năm cần khoảng 1.6 triệu đơn vị máu; nhưng nước ta chỉ mới có một số trung tâm huyết học - truyền máu lớn hoạt động tại Hà Nội, Huế, TP. HCM và Cần Thơ, …; còn lại các hệ thống truyền máu cơ sở vẫn chưa mạnh về máy móc kỹ thuật, nhân lực và bị phân tán mỏng nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng máu cho ngành y tế, hiện chỉ mới đáp ứng được khoảng 40%. Vì lí do này mà một số nơi khi cần sẽ chọn giải pháp mua máu của người bán máu chuyên nghiệp hoặc lấy máu của người nhà. Dù tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 10% trong công tác thu gom máu nhưng việc bán máu làm suy giảm chất lượng máu.

Bên cạnh đó, việc xử lý máu hiến làm sao để đảm bảo máu sạch, không ẩn chứa vi-rút mầm bệnh để tránh truyền từ người này sang người khác ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cũng là vấn đề quan trọng. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên sử dụng nguồn máu từ hoạt động hiến máu nhân đạo trong điều trị bởi chất lượng máu từ nguồn này cao hơn hẳn so với nguồn mua bán bên ngoài do công tác xử lý nguồn máu hiến thu thập được thường được quan tâm kỹ trong công tác tổ chức. Vì vậy, những giải pháp, kỹ thuật sàng lọc máu tiên tiến được Ban Tố chức lựa chọn để sử dụng; đơn cử là tại Lễ hội Xuân hồng, toàn bộ các đơn vị máu hiến sẽ được sàng lọc kỹ lưỡng bằng công nghệ kết hợp giữa xét nghiệm huyết thanh và kỹ thuật khuếch đại axit nucleic (NAT) của Roche.

Máu hiến được bảo quản và xét nghiệm kĩ trước khi được sử dụng
Máu hiến được bảo quản và xét nghiệm kĩ trước khi được sử dụng

An toàn truyền máu là trách nhiệm xã hội

Theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, trong vòng 8 tiếng, tối đa là 24 tiếng từ khi thu thập mẫu máu, việc kiểm tra và tách chiết các chế phẩm máu an toàn phải được thực hiện một cách tỉ mỉ, chặt chẽ và chính xác tuyệt đối.

Máu hiến được bảo quản và xét nghiệm kĩ trước khi được sử dụng
Ông Rod Ward – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Roche Việt Nam trò chuyện, khích lệ các tinh nguyện viên tại Lễ hội Xuân hồng 2015

“Chung tay cùng cộng đồng để mang lại nguồn máu an toàn, kịp thời và liên tục cho Việt Nam, góp phần tăng lượng máu sạch và an toàn cho người dân Việt Nam là một phần sứ mệnh của chúng tôi. Chúng tôi rất vinh dự đồng hành cùng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tại Lễ hội Xuân hồng năm nay cho hoạt động đầy ý nghĩa này. Bên cạnh đó, chúng tôi tự hào giới thiệu giải pháp kết hợp giữa xét nghiệm huyết thanh và kỹ thuật khuếch đại axit nucleic (NAT) của Roche giúp mang lại một quy trình sàng lọc máu hiệu quả và đáng tin cậy cho người dân Việt Nam”, Ông Rod Ward, Tổng Giám đốc, Công ty TNHH Roche Việt Nam chia sẻ.

Thông tin thêm:

Nếu như phương pháp chẩn đoán huyết thanh giúp đo lường các dấu ấn vi-rút gián tiếp có trong mẫu máu của người bị nhiễm bệnh thì kỹ thuật xét nghiệm NAT sẽ giúp phát hiện trực tiếp các DNA hoặc RNA của vi-rút, tăng độ nhạy tổng thể của quy trình kiểm tra, giảm thiểu sai sót, rút ngắn thời gian cửa sổ trong việc phát hiện các vi-rút lây nhiễm có trong mẫu máu thu thập, và cho kết quả phân tích chính xác, đáng tin cậy. Kỹ thuật hiện tại có thể phát hiện vi-rút HIV từ 18 - 21 ngày sau khi phơi nhiễm, trong khi kỹ thuật khuếch đại NAT có thể xác định chỉ trong 10 ngày.ỹ thuật này cũng có thể phát hiện vi-rút viêm gan siêu vi B, C trong 34 ngày và 23 ngày thay vì 59 ngày và 82 ngày so với kỹ thuật hiện tại.

Đạt Mai