“Bất ngờ” với thông điệp tết từ Vitamart

Truyền thống tặng quà ngày Tết là nét đẹp văn hoá của người Việt từ xưa đến nay; đó là cử chỉ không chỉ mang ý nghĩa trao cho nhau những điều tốt đẹp, may mắn, mà còn là cách bày tỏ tấm lòng, thông điệp yêu thương đến đối phương sâu sắc nhất.

Ngày nay, nét đẹp đó vẫn còn được lưu giữ và càng được đổi mới cho hiện đại, phù hợp với nhiều sự lựa chọn phong phú, mới mẻ.

Tết của tình thân, sự chia sẻ

Nếu như Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Ngày Nhà giáo VN 20/11,… mang một ý nghĩa và hướng đến đối tượng cụ thể trong tên gọi, thì Tết, vốn từ lâu đã được mặc định trong tâm thức người Việt đó là ngày lễ của Tình Thân. Tết là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần đoàn tụ bên mâm cơm giao thừa, là lúc các bạn sinh viên, các anh chị công nhân hối hả đón những chuyến xe về thăm gia đình, là khi con cháu trong nhà về quê chúc tết ông bà. Nếu không phải vào dịp Tết, thì sẽ là lúc nào nữa đây cho những lời chúc phúc, những câu chuyện thân tình, những sự chia sẻ quan tâm và lòng biết ơn dành cho nhau?

Tết đến xuân về là thời điểm để mỗi người thư giãn sau một năm lao động nặng nhọc; khi ấy, họ lại cùng nhau tề tựu đông đủ trong không khí ấm cúng và chan hòa tình thân. Họ bày tỏ sự quan tâm và kể cho nhau nghe những vất vả lo toan của một năm, cùng nhau chúc tụng cho một năm mới với nhiều may mắn. Những người Việt xa xứ thì cố tìm lại không khí Tết Việt bằng nhiều cách để thỏa lấp nỗi buồn xa quê. Điều đó đã phần nào phản ánh được bản sắc văn hóa con người Việt Nam sâu nặng nghĩa tình.

Tết của sự nhân rộng
tình nghĩa

Tết của sự nhân rộng tình nghĩa

Rộng hơn thân tình máu mủ, Tết còn là dịp bày tỏ sự tri ân, kinh trọng với đồng nghiệp, bạn bè, cấp trên – những người luôn hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta mà ít khi nào ta chất vấn sự quan trọng của họ. Có đôi khi những bộn bề công việc khiến ta không thể gần gũi với gia đình, có phải chính họ là những người luôn ở bên bầu bạn, giúp đỡ và sẻ chia?

Thật sự là một thiếu sót nếu không bày tỏ lòng biết ơn với những người ấy. Bởi Tết đâu phải chỉ là tình gia đình mà Tết là dịp thể hiện tình người trong cuộc sống với ý nghĩa rộng nhất của từ này! Sự biết ơn, lòng kính trọng với cấp trên, đồng nghiệp ngoài thể hiện tấm lòng của người tặng, đó còn là cử chỉ ý nghĩa, văn minh, một nét đẹp ngày Tết đáng quý.

QUÀ TẶNG TẾT – KẾT NỐI
YÊU THƯƠNG

QUÀ TẶNG TẾT – KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

Để đáp ứng những nhu cầu tình cảm đó, từ xưa đến nay ông cha ta luôn duy trì và phát huy phong tục biếu quà Tết. Quà biếu ngày Tết nếu hiểu theo nghĩa nguyên của nó là phép hành xử và giao tiếp của con người với nhau trong xã hội; nó hình thành do nhu cầu của thực tiễn. Có thể ban đầu, nó là sự chia sẻ những giá trị vật chất mà con người có được để bày tỏ những giá trị tinh thần như “nhường cơm sẻ áo”; về sau là nhu cầu đáp ứng các giá trị văn hóa tâm linh của người Việt.

Truyền thống biếu quà Tết từ bao đời nay là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, thể hiện bản sắc tâm hồn và con người Việt Nam “Trọng ân nghĩa quý chân tình”. Trong công việc, nó thể hiện sự trân trọng hay cảm kích công lao của cấp trên hay chỉ đơn giản là để thay cho một lời cảm ơn chân thành vì một lần được giúp đỡ, chỉ bảo.

QUÀ TẶNG TẾT – KẾT NỐI
YÊU THƯƠNG

Quà tặng sẽ mất đi giá trị khi nó biến thành một gánh nặng hay một nghĩa vụ. Vì vậy, để phong tục biếu quà Tết mãi giữ nguyên nét đẹp và ý nghĩa thật sự của nó, mỗi người cần ý thức tặng quà với tất cả tấm lòng chân thành nhất của mình để văn hóa biếu quà trở về giá trị đích của nó, một cách vô tư, khách quan theo đúng tình cảm, không thiên về giá trị vật chất.

QUÀ TẶNG TẾT – KẾT NỐI
YÊU THƯƠNG