50% dân số bị trĩ khi đến tuổi 50

Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ (gây táo bón), ít vận động, sinh hoạt không điều độ…

Trĩ là bệnh mãn tính do các tĩnh mạch trực tràng, hậu môn bị dãn và xung huyết. Bệnh thường gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, bị táo bón kinh niên, người có thói quen ăn uống không tốt như uống nhiều bia rượu, ăn ít chất xơ, rau quả…

Giới văn phòng mắc bệnh trĩ khá cao

Theo số liệu thống kê cho thấy, có tới 50% dân số bị trĩ khi đến tuổi 50 (cả nam và nữ). Ở Việt Nam, tuy chưa có một thống kê quy mô lớn, nhưng theo các thầy thuốc, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ là rất lớn và cứ 10 người thì có 9 người trong giai đoạn nào đó của cuộc đời bị bệnh trĩ (thập nhân cửu trĩ).

“Khổ như người mắc bệnh trĩ” là lời tâm sự của chị Ngô Thị Th., 45 tuổi ở Ngọc Thụy, Long Biên Hà Nội - nhân viên văn phòng. Chị Th. bị mắc bệnh từ hơn 5 năm nay. Chị nói: “Nguyên nhân gây bệnh có lẽ là do công việc văn phòng, tôi chỉ ngồi một chỗ, ít khi vận động đi lại, hay bị táo bón. Sau khi sinh bé đầu lòng, bệnh trĩ của tôi càng thêm nặng nề, gây khó chịu trong đời sống hàng ngày. Tôi biết mình bị đợt trĩ cấp tính vì thấy dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện. Nhưng điều làm tôi khó chịu nhất là hiện tượng sưng nề và đau rát hậu môn”.

“Hiện tượng sưng nề và đau rát hậu môn khiến cho tôi thường xuyên đau đớn, đứng không được và ngồi cũng không yên” - chị Th. nói.

Không chỉ chị Th. mà giới văn phòng hiện nay mắc bệnh trĩ với tỷ lệ khá cao. Trĩ là một bệnh khó nói, bệnh xảy ra ở vùng kín, nên nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ phải “sống chung với lũ” trong bao năm và luôn ngại ngần khi nghĩ đến chuyện đi khám.

Bệnh nhân thường đi khám khi bệnh đã nặng hoặc có biến chứng nguy hiểm xảy ra như gây đau đớn, tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính… Lúc này việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp và tốn kém.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom là một bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch (tĩnh mạch trực tràng – hậu môn). Bệnh có thể xảy ra với cả nam và nữ, ở các lứa tuổi khách nhau, đặc biệt là từ 30 – 60 tuổi (50% số người từ 50 tuổi trở lên bị trĩ ít nhất là 1 lần trong đời), ít gặp ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ (gây táo bón), ít vận động, sinh hoạt không điều độ, lạm dụng thuốc (giảm đau, lợi tiểu…) hoặc bị u bướu hậu môn, trực tràng.

Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ là chảy máu, sa búi trĩ, đau rát hậu môn khi đi đại tiện... Những triệu chứng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, rất dễ cáu gắt, không tập trung vào công việc và thậm chí còn không dám ăn nhiều để đỡ phải đi đại tiện.

PGS.TS Mai Tất Tố khuyến cáo: Bệnh trĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống nên nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ nặng lên gây ngứa ngáy, khó chịu, đau đớn nhất là khi búi trì thò ra ngoài, cọ sát khi vận động.

Khi bệnh trĩ nặng do thành các tĩnh mạch trĩ dãn mỏng có thể dễ tổn thương gây chảy máu nhiều, nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra khi đi ngoài do phải mót rặn nhiều có thể gây nứt kẽ hậu môn, thậm chí rách tầng sinh môn dễ bị bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.

Để phòng tránh và điều trị bệnh trĩ hiệu quả, người bệnh nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động hợp lý. Nên tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, các chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá và uống nước đầy đủ ít nhất 02 lít nước mỗi ngày. Đồng thời, người bệnh cần ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau xanh, đu đủ, chuối…để phòng ngừa táo bón (đây là cách gián tiếp để phòng ngừa bệnh trĩ). Ngoài ra, nên tăng cường vận động thể dục thể thao và tập thói quen đi đại tiện một cách đều đặn.

50% dân số bị trĩ khi đến tuổi 50

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị bệnh trĩ, trong đó có sản phẩm Tottri - bài thuốc gia truyền nhiều đời của gia đình PGS.TS Mai Tất Tố (Trường Đại học Dược Hà Nội). Tottri là sản phẩm của Công ty Cổ phần TRAPHACO, đã được sử dụng rất hiệu quả cho nhiều bệnh nhân trĩ cấp tính, với tác dụng vừa điều trị triệu chứng, vừa điều trị nguyên nhân.

Các thành phần của Tottri bao gồm: Sài hồ, Thăng ma, Đương qui, Hoàng kỳ, Trần bì… phối hợp với nhau có ưu điểm cầm máu, co búi trĩ nhanh, giảm đau rát, chống viêm nhiễm, làm sạch tổ chức hoại tử và sớm tái tạo tổ chức mới. Chỉ sau 7 - 10 ngày sử dụng, những triệu chứng chảy máu, sa búi trĩ, đau rát hậu môn của bệnh nhân trĩ cấp được thuyên giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, bài thuốc còn có 5 vị thuốc kiện tỳ, bổ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh, do đó sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát. Sử dụng Tottri cùng với một chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, bệnh trĩ sẽ không còn là nỗi lo của mọi người.

Cách sử dụng như sau: Đối với trường hợp trĩ cấp tính, nên uống Tottri với liều lượng:

+ Người lớn: 1 – 2 túi/lần x 3 lần/ngày. Uống một đợt từ 7-10 ngày.

+ Trẻ em từ 10 -15 tuổi dùn-g 1 túi/lần x 2 lần/ngày

Uống trước bữa ăn. Không dùng cho phụ nữ có thai, người tăng huyết áp, người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Nên kết hợp sử dụng Tottri với một chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động hợp lý để việc điều trị trĩ hiệu quả nhất.