Tin tức về chủ đề "trần nợ công"
trần nợ công
-
Thừa tiền không thể đầu tư: Khuyến nghị nâng trần nợ công lên 80%?
(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội cho biết, chuyên gia kinh tế thế giới khuyến nghị đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đầu tư chưa tới hạn thì trần nợ công có thể tới 80%, trong giai đoạn đầu tư để đi tới hạn thì nợ công giảm dần xuống cỡ 40-50%. -
Bộ Chính trị: "Chỉ vay trong khả năng trả nợ"
(Dân trí) - Quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết vừa ban hành đó là chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách Nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp, hạn chế và tiến tới xoá bỏ cơ chế "xin - cho". -
BVSC: Nợ công có thể áp sát 3 triệu tỷ đồng cuối năm
(Dân trí) - Theo đánh giá của BVSC, tổng áp lực gia tăng nợ công trong năm nay có thể lên tới 385.375 tỷ đồng, nguyên nhân không chỉ đến từ thâm hụt ngân sách mà còn do các khoản bảo lãnh, cho vay lại và đầu tư. Có nghĩa là quy mô nợ công có thể xấp xỉ 3 triệu tỷ đồng. -
HSBC: Nợ công Việt Nam sắp đến ngưỡng giới hạn cho phép
(Dân trí) - Theo nhận định của HSBC, vấn đề nợ của Việt Nam ngày càng trầm trọng hơn do lạm phát chậm lại (ảnh hưởng đến GDP danh nghĩa) và đồng tiền Việt Nam mất giá (làm tăng giá trị nợ nước ngoài). Dự báo tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam sẽ tăng lên 64,5% GDP trong năm 2016, đạt ngưỡng giới hạn của Quốc hội đề ra 65% trong 2017. -
Muốn giảm nợ công, Chính phủ nên bớt chi tiêu
(Dân trí) - Trong khi nợ công đang tăng nhanh, dự kiến sẽ chạm trần vào năm 2017 thì công tác kiểm soát chi thường xuyên lỏng lẻo luôn khiến số liệu quyết toán ngân sách cao hơn nhiều do với số liệu dự toán. Để giảm áp lực nợ công, bắt buộc chính phủ phải tiết giảm chi tiêu và kiểm soát chi thường xuyên một cách chặt chẽ. -
Đại biểu Quốc hội cảnh báo tỷ lệ nợ công vượt trần
(Dân trí) - Dù số liệu mới nhất về nợ công của năm 2015 chỉ ở mức 61,3% GDP (trong phạm vi cho phép – dưới 65%) nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tính cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước, nợ bảo hiểm, nợ ngân hàng thương mại, nợ đọng xây dựng cơ bản thì “tỷ lệ nợ công đã vượt trần”.