Bốn sai lầm khiến tài chính các gia đình trẻ dễ “điêu đứng”

(Dân trí) - Không ít đôi vợ chồng trẻ thú nhận: Khoảng 1-2 năm sau khi cưới, dù thu nhập cả hai thuộc hàng khá nhưng vẫn không để dành nổi đồng nào.

Quản lý tài chính gia đình thực tế là một kỹ năng mà bất kỳ cặp vợ chồng trẻ nào cũng cần nắm vững. Bởi lẽ, việc này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng mà còn tác động trực tiếp đến tương lai của những đứa con. Hãy soát lại xem bạn có phạm phải 4 lỗi tài chính phổ biến với các cặp vợ chồng trẻ này không.

1. Chi tiêu theo cảm hứng

Khi vợ chồng bạn đi shopping và thấy một bộ sofa đang giảm giá, cả hai lập tức reo lên, “duyệt mua” ngay lập tức, bất kể việc này nằm ngoài dự tính. Đây chính là cách chi tiêu không hề có kế hoạch và sớm muộn cũng dẫn đến tình trạng bạn điêu đứng với ngân quỹ trống rỗng của gia đình.

Mách bạn:

Cần có kế hoạch chi tiêu, chia thu nhập thành từng khoản (ví dụ 50% cho chi tiêu cố định, 20% cho quỹ dự phòng, 30% cho chi tiêu linh hoạt) và không để bội chi với từng khoản. Nếu bạn muốn mua sắm một vật dụng, hãy chắc chắn việc này nằm trong kế hoạch và đã được cân nhắc.

2. Thờ ơ với quỹ dự phòng cho các sự cố rủi ro

Rất nhiều đôi vợ chồng son xem những năm đầu sau khi cưới là khoảng thời gian “tận hưởng”. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẵn sàng chi tiêu cho du lịch, giải trí, mua sắm… nhưng lại quên bẵng việc thiết lập một quỹ dự phòng cho các sự cố bất ngờ. Điều này dẫn đến tình trạng khi chẳng may đau ốm, thất nghiệp, sụt giảm thu nhập…, các gia đình trẻ như con thuyền chao đảo ngay giữa bão.

Hãy chia thu nhập thành các quỹ dự phòng khác nhau
Hãy chia thu nhập thành các quỹ dự phòng khác nhau

Mách bạn:

Quỹ dự phòng là thứ phải lập ngay từ tháng đầu tiên sau đám cưới. Bạn có thể trích 10-20% thu nhập gia đình cho quỹ này và kiên trì không sử dụng cho mục đích khác. Quỹ dự phòng càng đặc biệt quan trọng khi chuẩn bị có con, vì đó chính là chiếc phao cứu sinh giữ cho gia đình bạn an toàn trong mọi hoàn cảnh bất ngờ.

3. Vợ chồng không thống nhất về phương án chi tiêu

Một số đôi vợ chồng trẻ chọn xu hướng “tự do chi tiêu”, bằng cách… tiền ai nấy xài, không bàn bạc, không có phương án chi tiêu thống nhất. Điều này thoạt đầu mang đến cảm giác rất hứng khởi. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra ngay những bất cập khi người vợ mang thai và hai vợ chồng chuẩn bị “lên chức” bố mẹ, trong khi chưa hề có kế hoạch lâu dài nào cho con.

Mách bạn:

Cần bàn bạc rõ ràng, cụ thể và thống nhất về các phương án chi tiêu cũng như trách nhiệm tài chính giữa vợ và chồng. Sự thống nhất từ ban đầu này giúp hai vợ chồng đỡ tốn thời gian tranh luận với nhau chuyện tiền bạc, đồng thời giúp ngân quỹ gia đình luôn được kiểm soát tốt. Bạn có thể thảo luận cùng bạn đời của mình những vấn đề cụ thể như: Số tiền cần đóng góp vào quỹ gia đình hàng tháng (phù hợp với thu nhập từng người), quỹ này được sử dụng như thế nào…

4. Không chuẩn bị nguồn tài chính đảm bảo việc học cho con cái

Các cặp vợ chồng trẻ thường nghĩ: “Con chỉ mới chào đời, chuyện 10-20 năm cứ để tính sau?” Thực tế, nếu bạn muốn con có một tương lai đảm bảo, với mọi cánh cửa học vấn rộng mở, thì việc chuẩn bị tài chính không thể nào đợi đến lúc con vào đại học mới bắt đầu lo.

Chuẩn bị khoản tích lũy từ khi con mới chào đời để đảm bảo cho con có một tương lai tươi sáng
Chuẩn bị khoản tích lũy từ khi con mới chào đời để đảm bảo cho con có một tương lai tươi sáng

Mách bạn:

Để đảm bảo con có đủ điều kiện tối ưu duy trì việc học đến ít nhất đến năm con 18 tuổi, bạn cần bắt đầu ngay bằng những khoản tích lũy hàng tháng từ lúc mang thai hoặc khi con mới chào đời.

Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, cách phổ biến nhất các bậc cha mẹ trẻ thường làm là chọn mua một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dài hạn, như cách phòng xa an toàn và hữu hiệu, bảo đảm cho con có ngân sách học hành đến nơi đến chốn.

Các đôi vợ chồng trẻ ở Việt Nam cũng có thể tham khảo những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dành cho con cái được thiết kế rất thiết thực giúp bảo vệ con ngay từ khi còn trong bụng mẹ đến khi con tốt nghiệp đại học. Đây là cách bảo vệ vững chắc cho tương lai của con, kể cả trong những trường hợp có chuyện bất ngờ xảy đến với cha mẹ trong khi con chưa kịp trưởng thành.

Khi cha mẹ có tầm nhìn xa và sự chuẩn bị tốt, con cái sẽ được thụ hưởng một tương lai tuyệt vời, như có sự chở che vững vàng mà cha mẹ dành cho.

MANULIFE - CHẮP CÁNH TƯƠNG LAI

Lần đầu tiên, Manulife ra mắt bảo hiểm xây dựng quỹ học vấn cho con yêu ngay từ khi còn trong bụng mẹ và đồng thời bảo vệ mẹ bầu trước rủi ro trong suốt thai kỳ.

- Gói bảo hiểm bảo vệ cho mẹ bầu và con yêu trước rủi ro trong thời gian thai kỳ.

- Quỹ giáo dục cho con trong tương lai lên tới 150% số tiền bảo hiểm giúp con tận hưởng một nền giáo dục tiên tiến nhất.

- Quà tặng cho con trong tương lai lên đến 100 triệu đồng khi con có kết quả học tập xuất sắc.

- Bảo vệ con yêu trước rủi ro không lường trước trong cuộc sống

- Quyền lợi miễn đóng phí và hồ trợ tài chính sẽ đảm bảo cho kế hoạch học vấn trong tương lai của con nếu chẳng may cha mẹ gặp rủi ro.

Bốn sai lầm khiến tài chính các gia đình trẻ dễ “điêu đứng” - 3

Hà Linh