Anh Chánh Văn to gan phản đối chuyện “bắt” đàn ông vào bếp

Nhà văn Hoàng Anh Tú vừa gây bão cộng đồng mạng khi tuyên bố “bếp là lãnh địa của phụ nữ, bắt đàn ông vào bếp là hành động “dã man”. Ngay lập tức, anh bị “ném đá” không thương tiếc vì phát ngôn “động chạm” đến chị em phụ nữ.

Mới đây, trước kết quả khảo sát “88% đàn ông Việt khi được hỏi đều cho rằng bếp núc là việc của phụ nữ” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và thí nghiệm xã hội dạng phim ngắn Bố và mẹ trong mắt bé gây xôn xao trên mạng xã hội, anh Chánh Văn – Hoa Học Trò một thời lại “dũng cảm” đăng tải dòng trạng thái nói lên quan điểm của mình, rằng “đàn ông không nên vào bếp giúp vợ” như sau:

Anh Chánh Văn to gan phản đối chuyện “bắt” đàn ông vào bếp - 1

“88% đàn ông Việt khi được hỏi đều cho rằng bếp núc là việc của phụ nữ. Đó là kết quả từ cuộc khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Tôi cho rằng con số đó còn có thể cao hơn đấy. Bởi ngay cả đến các bác bếp trưởng tôi quen đều bảo về nhà ăn cơm vợ nấu lúc nào cũng thấy ngon. Nói không ngoa chứ 99% anh em yêu vợ cũng sẽ phải đồng ý với tôi rằng ăn cơm vợ nấu ngon gấp nhiều lần ăn cơm do chính mình nấu. Khuyến mãi thêm, 100% đàn ông có bồ cũng đều công nhận cơm bồ nấu ngon hơn cơm vợ nấu và tất nhiên ngon đứt hơn cơm tự mình nấu. Thế nên nói gì thì nói, bếp là lãnh địa của chị em, đừng cố cãi!

Chúng ta nói về bình đẳng giới không phải là giải phóng cái bếp ra khỏi “thiên mệnh” của người phụ nữ. Không phải cứ lôi cổ đàn ông giúi vào bếp là đã bình đẳng giới. Làm ơn! Nếu bình đẳng giới chỉ là cuộc “tráo đổi tù binh” như thế thì thế giới người ta đã chẳng cần làm nhiều cuộc cách mạng như thế! Nhét đàn ông vào bếp tuyệt đối không phải là giải phóng phụ nữ. Tôi cực lực lên án hành động “dã man” này! Bởi hầu hết đàn ông đều không giỏi việc nấu ăn. Đặc biệt là với những thứ nho nhỏ xinh xinh, chả thứ nào công nghệ sất, toàn chạy bằng sự khéo léo, tinh tế và tay chân như đồ bếp thông dụng hiện nay thì thằng nào phải giỏi… thủ công lắm mới làm được í! Chẳng ai viết sách hướng dẫn cách dùng chảo thế nào để rán cá, trong vô số cái nồi thì cái nồi nào dùng để luộc rau, cái nồi nào dùng để nấu kho quẹt? Chúng tôi chỉ biết cắm điện cho nồi cơm điện là đã xứng đáng được vinh danh rồi. Chẹp, tất cả những người đàn ông giỏi nấu ăn đều đã dùng tài nghệ nấu nướng của họ vào việc kiếm tiền. Đám tay dùi đục, miệng cá ngão như lũ đàn ông còn lại chúng tôi thì vào bếp có mà làm khổ vợ, khổ con hơn. Tôi có hàng tá ví dụ đau khổ mỗi lần bén mảng tới cái bếp của vợ tôi rồi. Vợ tôi ăn cũng không được mà đổ đi thì thấy phí phạm và không phải với tâm ý của chồng. Nên nàng cấm tiệt tôi.

Là còn chưa kể việc “thương nhau như thế bằng mười hại nhau” khi đàn ông xuống bếp thì người vợ sẽ phải hứng chịu đủ mọi lườm nguýt từ mẹ chồng, hàng xóm, bạn bè của chồng. Khổ nào bằng?

Quan điểm “nhét đàn ông vào bếp tuyệt đối không phải là giải phóng phụ nữ” của anh Chánh Văn gây nhiều tranh cãi.
Quan điểm “nhét đàn ông vào bếp tuyệt đối không phải là giải phóng phụ nữ” của anh Chánh Văn gây nhiều tranh cãi.

Tôi vẫn nghĩ, đàn ông thương vợ đừng lôi cái bếp ra chứng tỏ. Làm ơn hãy để cái bếp về đúng giới tính của nó đi. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Để chiều về, bếp ấy, dáng vợ đem đến an yên cho bữa cơm ấm áp. Thương vợ thì dọn dẹp cái nhà trong khi vợ nấu nướng. Thương vợ thì đỡ nàng tay xách nách mang đồ ăn lên. Thương vợ thì rửa bát (à mà thôi, vỡ đấy), lau nhà, đi đổ rác hoặc… giống tôi, trò chuyện cùng nàng khi nàng đang làm bếp.

Huống hồ cái bếp nào cũng toàn đồ dễ vỡ lại khó sử dụng vì chả có… remote, chả có tài liệu hướng dẫn sử dụng. Chúng tôi, lũ đàn ông nhìn vào cái bếp khác nào nhìn vào 3 cái lọ giống hệt nhau đựng đường - muối - mì chính. Xin đấy, hỡi các nữ cường nhân đang rắp tâm buộc chúng tôi vào bếp, làm ơn, hãy cho cái bếp được yên vị như nó vốn đã từng thuộc về phụ nữ!”

Dù đã đưa ra nhiều lý do khác nhau cho quan điểm của mình nhưng dường như cộng đồng mạng vẫn không đồng tình với Hoàng Anh Tú. Facebooker Nguyễn Hoàng bình luận ý kiến của mình: “Anh có cái lý của anh, nhưng anh đã nghĩ cho vợ anh chưa, đi làm cả ngày về đã mệt mỏi mà 365 ngày đều phải vào bếp một mình thì làm sao mà thoải mái được, lòng dạ nào mà dồn tâm sức vào mâm cơm gia đình”. Trong khi đó, Facebooker Đinh Hà gay gắt hơn: “Đàn ông các anh cứ suy nghĩ kiểu này thì gia đình làm sao mà hạnh phúc được. Việc bếp núc là của phụ nữ, thế việc của các anh là gì. Đừng vòng vo ngụy biện cho sự lười biếng của mình nữa”.

Trước “cơn bão” dư luận này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với nhà văn Hoàng Anh Tú xung quanh quan điểm “bếp núc là lãnh địa của phụ nữ” của anh:

- Sau khi chia sẻ quan điểm trên mạng xã hội, anh gặp phải một số phản ứng của các bà mẹ, bà vợ… cho rằng anh ngụy biện, đưa ra nhiều lý do để không vào bếp giúp vợ. Anh nghĩ thế nào về việc này?

Tôi hoàn toàn đồng tình với “gạch đá” của cộng đồng mạng. Là bởi tôi cũng bức xúc thay cho những người phụ nữ, những người vợ có ông chồng kiểu 8/3 vào bếp quấy quá thể hiện soái ca rồi 364 ngày còn lại gác chân xem tivi đợi cơm vợ nấu. Nếu mọi người hay đọc tôi sẽ nhớ rằng tôi đã luôn nhắc tới 2 chữ “cùng nhau”. Không phải vào bếp giúp vợ mà là vào bếp cùng vợ. “Giúp” thì vẫn là coi việc bếp núc là của phụ nữ, đàn ông chỉ lăng xăng bên ngoài thôi. Còn “cùng” là san sẻ cùng nhau. Có khi chỉ đơn giản là “em để đấy đi, hôm nay mình đi nhà hàng” vì thấy vợ mệt. Hay học một chút, để tâm một chút thay vì thảy hết cho vợ. Cái bếp ấm vốn không phải từ nhiệt của bếp mà là từ ánh mắt dành cho nhau, sự quan tâm dành cho nhau giữa hai vợ chồng.

- Do đâu mà đột nhiên anh động đến vấn đề “ngàn năm” của xã hội như vậy?

Tôi có thể tự tin nói rằng trong hầu hết những chia sẻ của tôi trên mạng xã hội, phụ nữ luôn là đối tượng ưu tiên hàng đầu, là người cổ suý cho việc phụ nữ độc lập. Nhưng quả thực, với cái gọi là “ngàn năm” thì bao nhiêu thứ tôi cổ suý, tôn vinh, khuyến khích, chia sẻ đều như muối bỏ bể. Phụ nữ vẫn bị phân biệt đối xử. Phụ nữ vẫn khổ ngay cả từ chính phụ nữ với nhau. Lòng yêu chồng của phụ nữ nhiều khi lớn hơn cả chính danh dự và lòng tự trọng, tự ái, sĩ diện của nhiều phụ nữ. Status của tôi vốn là để lý giải cho con số thống kê 88% đàn ông coi bếp mang giới tính nữ. Và cuối cùng thì bị coi là bao biện cho đàn ông khỏi phải vào bếp. Thật là vụng chèo khéo chống quá đi mất!

Anh Chánh Văn – Hoàng Anh Tú và gia đình hạnh phúc của mình.
Anh Chánh Văn – Hoàng Anh Tú và gia đình hạnh phúc của mình.

- Vợ anh nói gì về chuyện này?

À, vợ tôi vốn là người to miệng nhất trong việc đuổi tôi ra khỏi căn bếp của nàng. Cơ mà khi tôi vào bếp, nàng đã thay vì đuổi tôi như mọi khi, giờ thì nàng đã giúp tôi. May thay giờ đây ngoài sự chỉ dẫn của vợ thì những món đồ bếp thiết kế hiện đại, đơn giản đã giúp tôi cũng như bất kỳ anh đàn ông nào “có tâm với vợ” sẽ nấu nướng ngon lành hơn. Và quan trọng nữa, “Bếp núc là sẻ chia”, vợ chồng tôi có thêm một không gian nữa để lãng mạn cùng nhau thay vì trước đây chỉ có phòng ngủ, phòng khách, ngoài đường. Mà này, nhân tiện bật mí với các anh em rằng nấu nướng cùng nhau cũng là một cuộc yêu khá thú vị và nhiều cảm xúc lắm đấy! Tin tôi đi và thử ngay đi!

Nhà văn Hoàng Anh Tú đã chia sẻ góc nhìn mới mẻ về câu chuyện “bếp núc là sẻ chia”. Chuyện bếp núc với phụ nữ chỉ nên giống như một sở thích. Đàn ông có người thích xe hơi, người thích bóng đá thì phụ nữ cũng có người thích vào bếp, người thì không. Ai cũng có thể trở thành người cầm đũa, cầm dao và cùng nhau nổi lửa cho bữa cơm gia đình. Đây hẳn sẽ là một việc vô cùng ý nghĩa và lãng mạn. Bình đẳng giới cũng nên bắt đầu từ những điều như vậy.

Anh Chánh Văn to gan phản đối chuyện “bắt” đàn ông vào bếp - 4

Hãy cùng chiến dịch BẾP NÚC LÀ SẺ CHIA hâm nóng lại yêu thương vợ chồng từ gian bếp gia đình. BlueStone tin rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu việc nội trợ bếp núc được sẻ chia bởi cả hai vợ chồng hơn là bị ấn định theo giới tính.