Phạm Hồng Gia Nguyên: “Cơ hội chỉ đến với những người được biết đến”

Xưa nay, chúng ta thường quen nghĩ: “Cứ đi, rồi sẽ đến”. Cô gái này lại nói : “Cơ hội chỉ đến với những người được biết đến”. Thật đúng đắn thay ! Đó là tư duy, là cách nghĩ, cách sống và hành động của 1 cô gái trẻ thế kỷ 21: không thụ động đợi chờ, không thở than yếu đuối, không cho thành công là 1 chuyện tất yếu.

Phải luôn nỗ lực, cố gắng, dám ước mơ và theo đuổi ưóc mơ đó. Cô gái mạnh mẽ ấy tên Phạm Hồng Gia Nguyên - 1 trong 3 người trẻ tuổi nhất và duy nhất đại diện VN tham dự Hội nghị tim mạch TG diễn ra đầu tháng 10/2016 tại Busan, Hàn Quốc.

Phạm Hồng Gia Nguyên.
Phạm Hồng Gia Nguyên.

“Cơ hội chỉ đến với những người được biết đến”

Xin chào Gia Nguyên. Em có suy nghĩ, cảm xúc gì khi được đại diện thế hệ trẻ VN tham dự Hội nghị Tim mạch TG?

Hội nghị tim mạch TG là một trong những hội nghị nội tim mạch lớn nhất được tổ chức hàng năm với sự tham gia của các GS-TS-BS Tim mạch can thiệp nổi tiếng nhất hiện nay. Phút đầu tiên, em hồi hộp đến mức không thở được. Cảm giác choáng ngợp bao trùm. Em được lắng nghe những bài thuyết trình với toàn những kiến thức mới mẻ, hiện đại chưa từng thấy. Sau chuyến đi, em cảm thấy mình trưởng thành hơn rất nhiểu cả trong nhận thức, ước mơ và quyết tâm trở thành một bác sĩ tài giỏi.

Chỉ có 3 sinh viên ĐH Tân Tạo được tham dự sự kiện trọng đại này. Chắc vì 3 em là những người giỏi nhất?

Chắc chắn em được lựa chọn một phần vì kiến thức em vững vàng. Nhưng nếu luận về trình độ trong lớp còn rất nhiều bạn giỏi hơn em. Chắc hẳn việc nói và giao tiếp bằng tiếng Anh thoải mái, sự tự tin, chủ động trong môi trường xa lạ đã giúp em được lựa chọn.

Như vậy, theo em, giỏi kiến thức không phải là yếu tố duy nhất tạo nên thành công?

Em tin rằng những người giỏi sẽ có vô vàn cơ hội để phát huy tài năng nhưng không phải bất cứ ai trong số đó cũng thành công. Cơ hội chỉ đến với những người được biết đến. Nếu giỏi mà lý thuyết suông hoặc bó mình trong một môi trường nhỏ hẹp thì sự tài giỏi sẽ mai một. Nếu học lực khá mà có môi trường tạo ra sự thúc đẩy, được học hỏi những tri thức tiến bộ, được dạy dỗ bởi những người thầy đáng kính, biết nắm bắt cơ hội “ được biết đến” thì thành tựu sẽ khó kể hết.

Gia Nguyên (thứ 3 từ phải sang) tham dự Hội nghị Tim mạch TG tại Busan, Hàn Quốc.
Gia Nguyên (thứ 3 từ phải sang) tham dự Hội nghị Tim mạch TG tại Busan, Hàn Quốc.

Lựa chọn học Y tại TTU là đúng đắn

Nhiều bác sĩ tâm sự rằng họ thích ngành Y ngay từ khi còn nhỏ. Em thì sao?

Thực ra, em không có ý định làm bác sĩ vì em cảm thấy ngành Y là một ngành học lâu dài, phải đầu tư nhiều công sức, luôn chịu sức ép công việc, nhiều khi ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tính mạng con người. Nhưng ba em - 1 bác sỹ tài giỏi và từ tâm đã khích lệ em theo đuổi sự nghiệp khó khăn nhưng đầy vinh quang này. Tốt nghiệp THPT, em qua Hunggary học Đại học Y Nha Dược Debrecen. Đến giờ, em biết ơn rằng ba đã giúp em đưa ra một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Vì sao em quay trở về VN và lựa chọn học Y, ĐH Tân Tạo?

Vì lý do sức khỏe, em đành ngậm ngùi quay trở lại VN. Là 1 SV từ nước ngoài chuyển về, không dễ để em tìm được 1 môi trường học giống như trước. Đó phải là nơi có giáo trình đào tạo mới mẻ, hiệu quả, sv được học chủ yếu trên lâm sàng chứ không phải sách vở, môi trường học chủ yếu bằng tiếng Anh. Ba mẹ em chỉ tìm được 1 trường đào tạo ngành Y hội tụ được các yếu tố đó là ĐH Tân Tạo (TTU ).

Mất bao lâu để em thích nghi với môi trường mới ? Ở đó, em học được những gì?

Mất vài tháng để em thích nghi với môi trường học mới. Rồi em nhanh chóng bị thu hút, thuyết phục bởi những gì TTU mang lại: giáo dục tiến bộ theo chuẩn Mỹ, thực tập liên tục từ năm đầu tiên, giảng viên vô cùng tài giỏi, được tham dự những Hội nghị tầm cỡ thế giới, phòng học hiện đại, ký túc xá khang trang. Theo đánh giá của em, trong tương lai không xa, TTU sẽ sớm trở thành trường Y phong cách Mỹ hàng đầu VN.

Những cơ hội chỉ có được khi học tại TTU

Theo em, TTU có phải là môi trường thúc đẩy tài năng của SV?

Hoàn toàn chính xác. Chúng em luôn được quan tâm, khích lệ, được tạo điều kiện phát huy tài năng ở mức cao độ. Chưa bao giờ, sv VN có cơ hội thực tập tại Mỹ nhiều như sv TTU. Sau khoa Y, các bạn khoa Kỹ thuật, Kinh tế sẽ thực tập tại thung lũng Silicon. Khoa CNSH thực tập tại các vườn ươm nổi tiếng tại Mỹ.

Gia Nguyên (thứ 4 từ trái sang) trong đồng phục khoa Y cùng thảo luận với các bạn trong lớp.
Gia Nguyên (thứ 4 từ trái sang) trong đồng phục khoa Y cùng thảo luận với các bạn trong lớp.

Bản thân em đã nhận được những gì khi học tại TTU?

Có những thứ không thể học được qua sách vở. Đây là những điều em đúc kết được sau khi tham dự 2 chương trình là: Pacific Partnership 2016 (PP16) trên chiếc tàu bệnh viện USNS Mercy mang số hiệu T-AH-19 và Impact Health Vietnam. Cả hai đều là những dự án phi lợi nhuận giàu ý nghĩa nhân văn mà bác sĩ Bích Thảo đã huấn luyện em để được chọn tham dự. Hiện tại em vẫn tiếp tục cùng 1 nhóm sv biên dịch cho dự án nghiên cứu của Viện sốt rét trung ương hợp tác với Singapore và Úc. Em đã quyết định theo học một lớp đào tạo, huấn luyện phiên dịch viên để trau dồi thêm kĩ năng phiên dịch cũng như đặt mục tiêu trở thành một người bác sĩ - phiên dịch viên cabin trong tương lai.

Từ đâu, em có suy nghĩ này?

Nền Y khoa Việt Nam đang tiến rất gần với các nền Y học tiến bộ trên thế giới. Vì vậy, ngày càng có nhiều hội thảo khoa học và các đoàn bác sĩ nước ngoài đến VN để trao đổi, hỗ trợ kiến thức y tế. Là một phiên dịch viên – bác sĩ, em sẽ được tiếp cận những kiến thức mới nhất, được làm việc và trò chuyện cùng những bác sĩ, chuyên viên y tế tài giỏi, giàu kinh nghiệm. Em có lòng tin với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng cùng với những cơ hội phát triển chỉ có tại TTU, em sẽ vừa là một bác sĩ giỏi vừa được sống ở mọi nơi trên thế giới! Em tự hào và biết ơn việc mình là SV Y của TTU!

Xin cảm ơn em và chúc em thành công!