Ngành Công nghệ Sinh học - Bước tiến của tương lai

Trước sự bão hòa nguồn nhân lực của nhiều ngành khác thì Công nghệ sinh học (CNSH) lại mở rộng cơ hội nghề nghiệp, từ các bệnh viện, phòng thí nghiệm cho đến doanh nghiệp, đặc biệt là cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao.

Với xu thế phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ thì triển vọng của ngành CNSH là rất lớn. Nó được xem là cánh tay đắc lực trong lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật cao. Không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực nông nghiệp, CNSH còn là ngành học của sức khỏe, khoa học thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Cần nhiều tố chất ở người làm việc

CNSH đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, y học, dịch vụ, du lịch... nhằm phục vụ cho mọi như cầu của cuộc sống như dinh dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe... Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,... và sử dụng "công nghệ DNA tái tổ hợp" những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về CNSH, để có thể học tốt hoặc đi sâu vào nghiên cứu ngành này, đòi hỏi thí sinh hội tụ rất nhiều yếu tố.

Điều đầu tiên là đam mê khoa học và sáng tạo. Bên cạnh đó học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là sinh học, hóa học và vật lý. Những kiến thức vững chắc về các môn này sẽ là nền tảng tốt để sinh viên có thể tiếp thu các kiến thức phức tạp của ngành CNSH.

Ngoài ra, sự cẩn trọng, tỉ mỉ luôn là một tố chất quan trọng cho người làm CNSH. Do phải làm việc nhiều trong phòng thí nghiệm với những chi tiết nhỏ li ti hay những quá trình phải tuân thủ nghiêm ngặt nên nếu không cẩn thận trong những chi tiết, quá trình đó thì khó mà hoàn thành được kết quả.

Thiếu nhân lực trình độ cao

Ngành CNSH được nhà nước đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và phát triển đến năm 2020. Nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo cũng như hàng loạt cơ sở triển khai ứng dụng CNSH đã được hình thành trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện đang thiếu nên triển vọng nghề nghiệp dành cho người theo học ngành CNSH là rất lớn.

Hiện tại, ngành CNSH đang được nhiều trường Đại học đào tạo, trong đó có thể kể đến trường Đại học Tân Tạo (TTU) - đại học tiên phong theo mô hình giáo dục khai phóng cho khoa CNSH với 2 ngành: Công nghệ sinh học và Sinh học ứng dụng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở các trường Đại học, các cơ quan pháp y, các trung tâm và viện nghiên cứu, các công ty, xí nghiệp, cơ sở, nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học; tính toán, thiết kế, xây dựng quy trình sản xuất cũng như quản lý, điều hành và kiểm soát quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học ở các quy mô khác nhau; xây dựng và thực hiện các dự án liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường sống...

Vươn đến tương lai cùng khoa Công nghệ sinh học - Đại học Tân Tạo.
Vươn đến tương lai cùng khoa Công nghệ sinh học - Đại học Tân Tạo.

Với chương trình giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, sinh viên năm nhất được hỗ trợ bồi dưỡng tiếng Anh 1 năm tại trường, sinh viên tốt nghiệp tại TTU còn có nhiều cơ hội việc làm ở các công ty nước ngoài. Trước khi tốt nghiệp, tất cả sinh viên năm 3, 4 còn có cơ hội đi thực tập tại các công ty và vườn thí nghiệm ở Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ, nơi mỗi năm cho ra đời hàng nghìn giống cây mới cung cấp cho Mỹ và các nước khác trên thế giới.

Ngành Công nghệ Sinh học - Bước tiến của tương lai - 2

Ngành học này đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Trường Đại học Tân Tạo chú trọng vào giáo dục đại học chất lượng cao, ngoài các giờ học lý thuyết trên lớp, sinh viên TTU phải thường xuyên tham gia các buổi thực nghiệm trong các phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ của trường.

Bên cạnh đó, với mô hình đào tạo Đại học Liberal Arts đầu tiên tại Việt Nam, giáo trình CNSH của TTU luôn được cập nhật từ các đại học danh tiếng của Mỹ bao gồm Đại học Duke và Đại học Rice. TS. Nguyễn Đình Trường - trưởng khoa CNSH của TTU chia sẻ thêm: “Ở ngành CNSH, bên cạnh kiến thức chuyên môn, mỗi sinh viên cần giỏi ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu khoa học được cập nhật liên tục. Hiện tại tài liệu tiếng Việt về ngành công nghệ sinh học vẫn còn hạn chế, các tài liệu chuyên sâu và tiên tiến vẫn cần nghiên cứu trong các tạp chí khoa học nước ngoài. Lợi thế của sinh viên TTU là đủ trình độ Anh ngữ để nghiên cứu những tài liệu như vậy. Đây là một trong những nỗ lực của trường nhằm tạo ra thế hệ sinh viên CNSH giỏi, đáp ứng đúng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam và thị trường lao động quốc tế.”