Lãnh đạo Nhật cứu công ty nhờ giỏi tiếng Anh

Năm 2003, một số bằng sáng chế của tập đoàn dược phẩm Takeda Nhật Bản hết hạn dẫn đến tăng trưởng chậm, doanh thu giảm. Vốn là một người giỏi tiếng Anh, từng làm việc tại Đức và Hoa Kỳ, tân chủ tịch Yasuchika Hasegawa làm gì để "cứu" công ty?

Năm 2003, khi tân chủ tịch Yasuchika Hasegawa vừa mới nhậm chức, tập đoàn dược phẩm Takeda, Nhật Bản đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm chạp và đối mặt với nguy cơ sụt giảm doanh thu khi những bằng sáng chế sinh lời đã hết hạn. Vốn có khả năng nói tiếng Anh vô cùng lưu loát và từng làm việc mười năm tại Đức và Hoa Kỳ, ông Hasegawa khi đó là người đầu tiên không phải thành viên gia tộc Takeda được đứng ra điều hành công ty.

Chủ tịch Yasuchika Hasegawa của công ty Dược Takeda
Chủ tịch Yasuchika Hasegawa của công ty Dược Takeda.

Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2011, khi các công ty dược phẩm Nhật Bản đang đua nhau sáp nhập để tự bảo vệ mình thì Hasegawa lại tích cực theo đuổi 5 mối sáp nhập tại châu Âu và Hoa Kỳ, với mục tiêu không chỉ để bắt kịp khoảng cách về địa lý, sản phẩm mà còn tạo ra một sự chuyển đổi khiến văn hóa công ty hướng ngoại và vươn xa hơn.

Hasegawa chuyển các bộ phận kinh doanh then chốt ra nước ngoài, điển hình như đưa phát triển dược phẩm sang Bắc Mỹ. Các chức vụ cao cấp được giao cho nhân sự nước ngoài nhằm kích thích tư duy toàn cầu. Ban lãnh đạo của Takeda hiện có 7 nhà điều hành không phải người Nhật, bao gồm giám đốc tài chính, quản lý nhân lực, phát triển kinh doanh quốc tế và phát triển dược phẩm. Sau một năm chuyển tiếp, tiếng Anh được quy định làm ngôn ngữ chính trong công tác, hội nghị của cả ban lãnh đạo và hội đồng quản trị.

Với hệ thống nhân sự, tiếng Anh lưu loát là yêu cầu bắt buộc khi tuyển nhân sự cấp điều hành. Takeda cũng đã rất nỗ lực để sử dụng những nhà điều hành Nhật Bản từng đi du học, tích cực tuyển dụng tại nước ngoài và chào đón rộng mở những ai sẵn lòng di cư sang Nhật làm việc.
 
Chủ tịch Yasuchika Hasegawa của công ty Dược Takeda

Kết quả mà công ty Takeda đạt được dưới sự lãnh đạo và tư duy đổi mới của ông Hasegawa rất rực rỡ. Dù một số bằng sáng chế quan trọng đã hết hạn nhưng Takeda đã vươn lên từ vị trí thứ 15 trong năm 2013 lên đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng doanh số của các công ty sản xuất dược phẩm toàn cầu. Chi phí nghiên cứu và phát triển đã tăng 260% trong cùng kỳ. Hiện Takeda đang đứng thứ bảy trong mảng phát triển tân dược.

Giỏi tiếng Anh để có tư duy đổi mới

Từ bài học của chủ tịch Yasuchika Hasegawa và công ty Takeda, nhìn lại các doanh nghiệp trong nước, chúng ta có thể thấy rất ít doanh nghiệp Việt Nam có thể tự tin “vươn ra biển lớn”. Điều cản trở chúng ta không phải sản phẩm ta chưa đủ tốt, con người ta không giỏi mà chính là những rào cản ngôn ngữ do thiếu kĩ năng tiếng Anh.

Chủ tịch Yasuchika Hasegawa của công ty Dược Takeda

Theo một nghiên cứu với các doanh nghiệp trên các nước khác nhau, 70% nhân viên cho biết họ đối mặt với nhiều khó khăn khi giao tiếp với các đối tác kinh doanh khi không sử dụng được tiếng Anh. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đang gặp phải khó khăn này, gây nhiều thất bại khi ra thị trường quốc tế. Giải pháp có thể nhìn thấy ngay đó là phải nâng cao trình độ ngoại ngữ của cả lãnh đạo và nhân viên các doanh nghiệp.

Nhưng sự eo hẹp về thời gian và thiếu chủ động trong học tập cùng với vô số những mối bận tâm khác là cản trở rất lớn trên con đường học tiếng Anh của họ. Phương pháp học tiếng Anh truyền thống đang dần trở nên không phù hợp khi thời gian và địa điểm học thường cố định, bài giảng thiếu sinh động và thực tế.

Hiện nay, trên thế giới, hàng chục ngàn người vừa đi làm vừa học tiếng Anh bằng phương pháp học trực tuyến. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp truyền thống là sự linh hoạt trong thời gian và địa điểm. Người học có thể học dù đang ở nhà hay đang đi công tác với chỉ một chiếc máy tính hay điện thoại nối mạng.

 

Chủ tịch Yasuchika Hasegawa của công ty Dược Takeda

Hiện nay ở Việt Nam, phương pháp này đang được ứng dụng trong chương trình học tiếng Anh trực tuyến Topica Native. Các lớp học trực tuyến được thiết kế với 16h học mỗi ngày từ 8h - 24h, giúp người học thoải mái lựa chọn giờ học và học bao nhiêu tùy thích. Các giảng viên trong chương trình đều là người bản ngữ đến từ Âu, Úc Mĩ sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp hơn với những tình huống gần gũi với thực tế.

Phó Giáo sư Nguyễn Lân Trung - Phó Hiệu trưởng trường đại học ngoại ngữ Hà Nội chia sẻ: “Không phải là luyện nói trong lớp học, phương pháp học này có những video clip và tình huống thực tế giúp người học có thể làm quen với nhiều âm điệu của một ngoại ngữ lạ. Giáo viên nước ngoài cùng chia sẻ khiến học viên cảm thấy việc học rất nhẹ nhàng và tự nhiên, khối lượng không nhiều nhưng ngấm và thực hành được”.

Nhiều học viên của chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến này tăng 300/1000 điểm hội thoại chỉ sau một khoá. 77% tự tin giao tiếp với nước ngoài.

Click http://topica.native.vn/ để tìm hiểu thêm về phương pháp học này.

Joriel (sưu tầm)