Kiên quyết chọn nghề dù biết nghề vất vả

(Dân trí) - Dù đủ khả năng thi đỗ đại học top đầu, có một công việc trong mơ nhưng nhiều học sinh THPT FPT lại chọn trường ít danh tiếng, theo đuổi công việc vất vả hơn. Hiểu rõ “mặt trái” của nghề mà vẫn lựa chọn bởi đó là đam mê thực sự của các bạn, được hình thành qua kiến thức và trải nghiệm thực tế từ loạt hoạt động hướng nghiệp trong môi trường cấp 3 nội trú.

Được hướng nghiệp ngay từ đầu cấp

Học sinh THPT FPT không chỉ làm quen với cuộc sống, việc học nội trú trong những ngày đầu đến campus Hòa Lạc mà còn được tiếp cận với các hoạt động hướng nghiệp. Thông qua việc tổ chức các môn học thuộc bộ môn PDP (Personal Development Program – Phát triển cá nhân), giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với một số ngành nghề phổ biến trong xã hội, tiếp cận và phát triển kỹ năng triển khai dự án.

Từ những dự án nhỏ như “Tìm hiểu 1 ngày làm việc của lập trình viên”, “Thiết kế đồ họa nghĩa là làm gì?”, “Chọn nghề, chọn thu nhập hay chọn đam mê”… được học sinh THPT FPT tự nhìn nhận dưới góc độ cá nhân, và chia sẻ với thầy cô, bạn bè một cách chủ động và tự tin. Những kiến thức thực tế và hiểu biết ngành nghề đầu tiên bắt đầu được hình thành trong các bạn trẻ ở độ tuổi 15, 16.


Học sinh THPT FPT tự hướng nghiệp cho mình và bạn bè thông qua dự án tìm hiểu về các ngành nghề phổ biến trong xã hội.

Học sinh THPT FPT tự hướng nghiệp cho mình và bạn bè thông qua dự án tìm hiểu về các ngành nghề phổ biến trong xã hội.

Các workshop định hướng nghề được THPT FPT tổ chức thường xuyên. Học sinh có cơ hội gặp gỡ và giao lưu cùng “người thật, việc thật” thuộc các lĩnh vực khác nhau. “Mình từng rất hứng thú với workshop tìm hiểu ngành du lịch khách sạn. Những sự thật về nghề như ngày đầu học cách bê 10 ly rượu vang cùng lúc hay làm việc theo quy trình chuẩn chỉnh ở khách sạn 5 sao khiến mình “giật mình” vì lần đầu hiểu rõ cường độ và sự phức tạp của công việc mà nhìn qua cứ tưởng nhẹ nhàng, sang chảnh” - Thu Hương (học sinh lớp 10 THPT FPT) chia sẻ.

Từ hướng nghiệp đến thử sức với công việc

“Chạm ngõ” nghề nghiệp trong năm đầu cấp, lớp 11-12, học sinh THPT FSchool sẽ được triển khai các dự án ngành nghề khác nhau trong thực tế, kết hợp với chương trình tham quan trải nghiệm, giao lưu chuyên sâu. Tại đây, thắc mắc về ngành nghề của học sinh sẽ được giải đáp bởi các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các bạn còn được thử sức trong một vài công đoạn của quy trình làm việc thực tế.

Mỗi ngành nghề, lúc này, dưới góc nhìn và trải nghiệm thực tế của học sinh không phải lúc nào cũng “màu hồng” mà có không ít thử thách: kiến thức thực tế, cường độ, độ chính xác, những tình huống bất ngờ, mối quan hệ sếp – đồng nghiệp – khách hàng… Ngoài ra, môi trường năng động với nhiều hoạt động sự kiện và không gian phát triển cá nhân cũng tạo điều kiện cho các bạn trẻ học nội trú cấp 3 tự khám phá và hiểu đúng về bản thân.


Mô hình lớp học ngoài trời nơi các môn xã hội, bộ môn nghệ thuật, quản lý dự án… được triển khai thu hút sự quan tâm học sinh THPT FPT.

Mô hình lớp học ngoài trời nơi các môn xã hội, bộ môn nghệ thuật, quản lý dự án… được triển khai thu hút sự quan tâm học sinh THPT FPT.

Hoạt động câu lạc bộ và các lớp học nghệ thuật như múa, nhảy đương đại, nhiếp ảnh, hội họa… là hai trong nhiều hoạt động ngoại khóa được học sinh yêu thích, tham gia tích cực. Phá vỡ “vỏ bọc” sau giờ học chính khóa, hòa mình vào hoạt động thực tế, dù đúng sai, vui buồn đều đem đến những góc nhìn mới cho bản thân mỗi học sinh. “Trước đây, mình muốn trở thành lập trình viên vì hay chơi game. Nhưng sau một tham gia hoạt động hướng nghiệp, hiểu hơn về ngành CNTT, mình nhận ra giữa chơi và làm có sự khác nhau. Mình hoạt ngôn, thích tham gia sự kiện, không hợp ngồi một chỗ code cả ngày mà hợp với các công việc năng động, gặp gỡ nhiều người và mình quyết định thử sức với Quản trị khách sạn.” - Quang Linh (học sinh lớp 11) cho biết.

Chọn nghề vì biết hết “mặt trái” của nghề

Có cơ hội trải nghiệm thực tế, mỗi ngành nghề đối với học sinh THPT FPT không phải là những “bản mô tả công việc” sáo mòn, toàn màu hồng mà được hình dung một cách chân thực, không thiếu những “mặt trái”. Đây đồng thời là sự thử thách niềm yêu thích và đam mê thực sự của mỗi cá nhân. Biết về “mặt trái” của nghề, nếu câu trả lời cho câu hỏi chọn nghề là “Không”, tự bản thân mỗi người sẽ có hướng đi mới cho mình. Nếu câu trả lời là “Có”, ngành nghề đó thực sự là đam mê đáng để các bạn theo đuổi

Ông Hoàng Cao Chung, đại diện Trường THPT FPT cho hay, sau khi tốt nghiệp nội trú cấp 3, nhiều học sinh đủ khả năng đỗ đại học top đầu, có một công việc nhàn nhã hoặc theo quan niệm truyền thống là “ổn định” nhưng các bạn lại chọn trường đại học ít danh tiếng, làm nghề khó khăn, thử thách hơn. Ít học sinh chọn nghề theo xu thế, theo lời bố mẹ hoặc mông lung không định hướng mà đa số đều có sự tìm hiểu kỹ càng, chọn đại học và chọn nghề theo sở thích, đam mê cá nhân. Tại THPT FPT, nếu tính số lượng các em tốt nghiệp đại học, tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp được định hướng từ cấp 3, thì trường luôn thể hiện sự vượt trội so với các mô hình giáo dục khác.

Tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm mọi khía cạnh nghề nghiệp suy cho cùng cũng là cách để môi trường nội trú cấp 3 giúp các bạn trẻ tránh những bi kịch chọn nhầm trường, làm nhầm nghề - một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp của hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ hoặc nghịch lý học đại học xong quay lại học trung cấp, học nghề.

Ngọc Trâm

TRƯỜNG THPT FPT TUYỂN SINH NĂM 2018 - 2019

Kỳ sơ tuyển ngày Chủ nhật: 20/5/2018

Chỉ tiêu: 150 học sinh

Đăng ký dự thi trực tuyến ngay TẠI ĐÂY.

Địa chỉ: Khuôn viên Trường Đại học FPT, Khu CNC Hoà Lạc, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội.

Điện thoại: (024) 7300 6800

Email: thpt@fpt.edu.vn