Khoa học mạng máy tính - Tiền đề của công nghệ tiên tiến

Những xu thế phát triển của thế giới để tiến đến nền công nghệ 4.0 dựa trên 3 nền tảng chính là Vạn vật kết nối (IoT), Dữ liệu lớn (BigData) và Trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) cũng đều dựa trên mạng máy tính toàn cầu là Internet. Do đó, có thể thấy mạng máy tính và Internet chính là chìa khóa của tương lai, chìa khóa của công nghệ cho nhân loại.

Internet, xu thế phát triển của thế giới

Với những ưu thế vượt trội, Internet từ khi ra đời đến nay luôn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội và tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống. Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng đều sử dụng đến Internet. Nhờ có Internet mà xã hội phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Internet là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải nguồn thông tin lớn với tốc độ nhanh đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Chỉ cần một cái máy tính được kết nối Internet, mọi người đều có thể tìm kiếm những thông tin mà mình cần. Lượng thông tin mà Internet cung cấp là không giới hạn. Thông qua Internet, thông tin được cập nhật hàng giờ, hàng ngày và phủ sóng rộng khắp toàn cầu. Với sự hỗ trợ của những công cụ tìm kiếm như Google, người dùng có thể nhận ngay kết quả tìm kiếm chỉ trong vài giây.


Thế giới kết nối của máy tính trở thành kết nối của vạn vật và vai trò của chuyên viên hệ thống mạng máy tính ngày càng trở quên quan trọng.

Thế giới kết nối của máy tính trở thành kết nối của vạn vật và vai trò của chuyên viên hệ thống mạng máy tính ngày càng trở quên quan trọng.

Nếu bạn là người đam mê tìm tòi những bí ẩn của thế giới công nghệ? Bạn yêu thích sự sáng tạo và ước mơ trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin thì bạn không thể bỏ qua sự đa dạng của nhóm ngành khoa học máy tính – mạng máy tính – ngành học được mệnh danh là tiền đề cho các hệ thống công nghệ tiên tiến khác.

Xây dựng nền tảng nhóm ngành khoa học máy tính ở đâu?

Khi lựa chọn học về khoa học mạng máy tính đồng nghĩa bạn sẽ theo học một bộ môn kỹ thuật hàng đầu thế giới. Đối với lĩnh vực này, đòi hỏi người học phải có tính kiên trì, nhẫn nại, có khả năng làm việc nhóm và chịu áp lực công việc, khả năng ngoại ngữ thành thạo. Quan trọng nhất, phải có nhiềm đam mê yêu thích về ngành mạng máy tính.

Nắm bắt được xu hướng phát triển của thế giới và nhu cầu của xã hội, Trường Đại học Hoa Sen tập trung nguồn lực trong mảng đào tạo về khoa học máy tính – mạng máy tính bao gồm các hệ đào tạo chính quy dài hạn ở bậc học Đại học với chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.


Sinh viên Hoa Sen ngành Mạng máy tính thực tập tại doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao (Q.9) về hệ thống nhúng và công nghệ cảm biến vi mạch.

Sinh viên Hoa Sen ngành Mạng máy tính thực tập tại doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao (Q.9) về hệ thống nhúng và công nghệ cảm biến vi mạch.

Chương trình học cho phép sinh viên quản trị các hệ thống thông tin và hệ thống truyền dẫn mạng chuyên nghiệp, có khả năng vận hành, thiết kế, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin đa dạng trên nhiều hệ điều hành, thiết bị mạng khác nhau đạt trình độ tương đương các chứng chỉ chuyên nghiệp như MCSA (Microsoft Server), RHCT(Linux Server), SCSA (Sun Solaris Server ). Hơn thế nữa, sinh viên có khả năng vận hành, quản trị, thiết kế, xây dựng tư vấn các hệ thống truyền dẫn với trình độ tương đương các chứng chỉ về thiết bị mạng CCNA (Cisco), JNCIA (Juniper)… Ngoài ra, chương trình cũng luôn tổ chức các kỳ thi thử trình độ sinh viên với các chứng chỉ quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng triển khai/quản trị nhiều loại dịch vụ mạng tiên tiến khác nhau; có tư duy logic, sáng tạo trong công việc, làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo và đạo đức nghề nghiệp; cơ hội liên thông lên các chương trình Thạc sĩ, chuyển tiếp chương trình học với các trường quốc tế công nhận chương trình của Đại học Hoa Sen.

Một số vị trí tuyển dụng dành cho ngành này như Kỹ sư tư vấn, thiết kế, triển khai hệ thống mạng; Kỹ sự/chuyên viên quản trị hệ thống mạng Microsoft, Linux, Sun Solaris; Quản trị viên hệ thống truyền dẫn mạng Cisco, Juniper, Vyatta…; Lập trình viên hệ thống nhúng; Lập trình viên hệ thống di động.