Đại diện Việt Nam là diễn giả tại sự kiện lớn nhất thế giới về Edtech tại Mỹ 2 năm liên tiếp

Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica vinh dự là đại diện Việt Nam 2 năm liên tiếp tham gia Hội nghị ASU-GSV (Hội nghị cấp cao lớn nhất thế giới về Edtech).

Đại diện Việt Nam là diễn giả tại sự kiện lớn nhất thế giới về Edtech tại Mỹ 2 năm liên tiếp - 1

Đây là một hội nghị thường niên về Edtech được tổ chức bởi Global Silicon Valley (GSV) và trường Arizona State University (ASU) - Trường Đại học công lập về nghiên cứu hàng đầu nước Mỹ.

Từ năm 2010, Hội nghị công nghệ giáo dục toàn cầu ASU-GSV đã tập hợp những người có ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực nhằm tạo ra sự hợp tác, khám phá những giải pháp và định hướng tương lai cho việc học.

ASU-GSV là nơi kết nối được thực hiện, ý tưởng được nảy nở, các công ty được tăng tốc và những ước mơ được tài trợ.

ASU-GSV 2017 diễn ra từ ngày 8-10/5/2017 tại thành phố Salt Lake, Utah, Mỹ với 3500 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới. Trong đó, các khách mời nổi bật phải kể đến là:

- Dr. Andrew Ng - Co-Founder/Co-Chairman của Coursera.

- Andre Agassi - Founder của Andre Agassi Foundation for Education.

- Nhà văn Michael Lewis - lãnh đạo của các trường đại học và doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Áp lực thay đổi giáo dục bởi công nghệ 4.0

Hội nghị năm nay tập trung thảo luận về các xu thế chính trong ngành giáo dục toàn cầu. Trong đó, phiên thảo luận xoay quanh xu hướng giáo dục tại những quốc gia sôi động nhất trên thế giới - nhóm VCHIIPs: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines được nhiều chuyên gia và lãnh đạo quan tâm. Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng được các diễn giả dự báo sẽ thay thế Mỹ và châu Âu để trở thành vùng đất tiềm năng về phát triển công nghệ cao.

Theo các diễn giả, thói quen “sính” bằng cấp, chọn trường uy tín để học hay bảng điểm phải thật cao thì mới dễ được tuyển dụng… có thể sẽ bị thay đổi khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu. Không những thế, trí tuệ nhân tạo hay những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu lao động cũng đang gây ra sức ép lớn cho ngành giáo dục.

Các diễn giả đang chia sẻ tại Hội nghị.
Các diễn giả đang chia sẻ tại Hội nghị.

Công nghệ đang tạo ra nhiều thay đổi về tiêu dùng, lao động và việc làm, qua đó trực tiếp tác động đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Chẳng hạn, theo cách truyền thống, nhà tuyển dụng thường dựa vào bằng cấp, bảng điểm và danh tiếng của trường mà các ứng cử viên đã theo học. Tuy nhiên, những doanh nghiệp lớn hàng đầu thế giới hiện lại dựa nhiều vào kĩ năng tại chỗ khi phỏng vấn tuyển dụng lao động cho mình.

Theo ông Michael Moe - Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị cấp cao ASU-GSV 2017: “Một số tập đoàn lớn như Google, Facebook… đã bỏ hẳn yêu cầu bằng cấp ra khỏi quy trình tuyển dụng. Trong nhiều trường hợp, họ đã hợp tác để tuyển thẳng những học viên chỉ mới hoàn thành các khóa học của những doanh nghiệp đào tạo trực tuyến như Udacity, Coursera…”.

Công nghệ cũng đang từng bước giúp cá nhân hóa việc đào tạo thay vì giảng dạy một chương trình chung như hiện nay. Chẳng hạn, công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ giúp xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu của từng người để đưa ra chương trình đào tạo riêng cho phù hợp.Nhờ vậy, sẽ giúp giảm thiểu các học viên bị hổng kiến thức, tụt hậu hoặc ngồi nhầm lớp, đồng thời tăng gấp nhiều lần hiệu quả học tập. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới sẽ là kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo. Câu chuyện về việc lao động cần làm gì để không bị máy móc thay thế trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ còn được bàn luận nhiều hơn.

Cũng phát biểu tại Hội nghị, Ông Vishal Makhijani - Tổng Giám đốc Tập đoàn Đào tạo Trực tuyến Udacity, Hoa Kỳ chia sẻ: “Trí tuệ nhân tạo đã được chúng tôi sử dụng để giúp tăng hiệu quả tiếp thu của sinh viên và tăng năng suất của giáo viên trong việc giảng dạy và đánh giá, giúp thay thế một phần vai trò của con nguời trong giáo dục. Chính điều này đã giúp chúng tôi đào tạo được hàng ngàn học viên vào làm tại những tập đoàn lớn như Facebook, Google…”.

Startup Việt về Edtech 2 năm liên tiếp được mời tham gia ASU-GSV

Là đại diện của Việt Nam 2 năm liên tiếp tham gia ASU-GSV (sự kiện lớn nhất thế giới về Edtech), Topica một lần nữa khẳng định được vị thế dẫn đầu của mình về công nghệ giáo dục không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn Đông Nam Á.

Tại Hội nghị, ông Phạm Minh Tuấn, Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Topica Edtech Group cho biết: Trí tuệ nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn công việc của giáo viên nhưng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực để giúp họ xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của sinh viên. Chẳng hạn, công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ giúp xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu của từng người để đưa ra chương trình đào tạo riêng cho phù hợp.Nhờ vậy, sẽ giúp giảm thiểu việc các học viên bị hổng kiến thức, tụt hậu hoặc ngồi nhầm lớp, đồng thời tăng gấp nhiều lần hiệu quả học tập của học viên. Rất nhiều trường đại học và tổ chức giáo dục tại Việt Nam và nhiều nước Châu Á đang tích cực nghiên cứu để có thể ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào giáo dục trong tương lai không xa.

Ông Phạm Minh Tuấn (thứ ba từ trái sang) - Tổng Giám đốc Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica: “Trí tuệ nhân tạo không thay thế hoàn toàn công việc của giáo viên…”.
Ông Phạm Minh Tuấn (thứ ba từ trái sang) - Tổng Giám đốc Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica: “Trí tuệ nhân tạo không thay thế hoàn toàn công việc của giáo viên…”.

Thông qua cơ hội trở thành diễn giả tại Hội nghị công nghệ giáo dục toàn cầu ASU-GSV mang quy mô lớn nhất thế giới năm nay, Topica mong muốn tìm kiếm được thêm nhiều đối tác, các công ty công nghệ giáo dục có tiếng trên thế giới với những chương trình, nội dung đào tạo uy tín. Hoạt động của Topica ở Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Indonesia sẽ giúp đưa các chương trình đào tạo hàng đầu thế giới tới đông đảo người học ở Đông Nam Á.

Năm 2016, Topica cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam tham gia ASU-GSV. Đơn vị này đã nghiên cứu và phát triển các mô hình, giải pháp giúp đánh giá, tăng cường kỹ năng làm việc, tìm việc ở quy mô toàn cầu và giải quyết vấn đề thiếu hụt giảng viên, cơ sở vật chất, hạn chế về chất lượng đào tạo.

Ông Michael Moe - Trưởng Ban Tổ chức và ông Phạm Minh Tuấn - Tổng Giám đốc Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica.
Ông Michael Moe - Trưởng Ban Tổ chức và ông Phạm Minh Tuấn - Tổng Giám đốc Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica.

Hiện Topica đang là startup tiên phong của khu vực trong phát triển công nghệ giáo dục với hàng loạt các sản phẩm giáo dục chất lượng cao: Topica Uni (Chương trình cử nhân trực tuyến), Topica Native (Chương trình luyện nói tiếng Anh với người bản ngữ), Topica Founder Institute (Chương trình huấn luyện startup uy tín hàng đầu Đông Nam Á), Topica Ivy (chương trình luyện nói tiếng Anh cao cấp cho doanh nhân) cùng hàng loạt các sản phẩm mới đang ấp ủ.

Ứng dụng công nghệ vào mọi mặt đời sống đang là xu thế tất yếu của thế giới.Với lĩnh vực giáo dục của mình, Topica luôn tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm để góp phần không nhỏ vào cải tiến chất lượng giáo dục tại Việt Nam và khu vực.

Tìm hiểu thêm về Topica tại đây