“Chống sốc” khi làm việc cho công ty nước ngoài

Năm 2016, Ngân hàng Thế giới (WB) từng khuyến cáo Việt Nam nên thu hẹp hệ thống trường công 35% (thực hiện trong 7 năm, mỗi năm 5%). Mục đích chính của động thái này là giúp giảm thiểu tỷ lệ cử nhân thất nghiệp, qua đó tạo thị trường và chất lượng cho các trường đại học.

Đào tạo là phải thực dùng

Dù những năm gần đây, đã có nhiều thông tin tích cực hơn khi tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp các trường ngoài công lập có việc làm là tương đối lớn. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ phụ huynh vẫn chưa bỏ được định kiến về chất lượng đào tạo các trường ngoài công lập. Để lấy được lòng tin từ phụ huynh và sinh viên, nhiều trường đã tự chứng tỏ được trình độ giảng dạy của mình đang dần hoà nhập với chuẩn chung của quốc tế.

Theo thầy Jonathan Lankford, Giám đốc Phòng Đào tạo Trường ĐH Tân Tạo (TTU), cho rằng thị trường lao động trong những năm gần đây đã hoàn toàn khác trước. Ngoài việc sinh viên ra trường được bảo chứng năng lực bằng tấm bằng Đại học, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tập đoàn đa quốc gia, kể cả doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước luôn muốn tiếp nhận người có kiến thức nghề nghiệp, có kỹ năng công việc, có kỹ năng giao tiếp, đạo đức, sự nghiêm túc trong công việc, sự tương tác, hài hòa, có năng lực ngoại ngữ... Tất cả những tố chất này là tổng hoà của một quá trình đào tạo bài bản và khoa học của những môi trường sư phạm tiên tiến.

Thầy Jonathan (áo đỏ) và các sinh viên Đại học Tân Tạo.
Thầy Jonathan (áo đỏ) và các sinh viên Đại học Tân Tạo.

Từ khi mới thành lập, Đại học Tân Tạo được định hướng là đại học phi lợi nhuận thành lập với mục tiêu trở thành trường đại học Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm với mức lương khởi điểm từ 8-20 triệu đồng. 89% sinh viên TTU hiện đang công tác tại các tập đoàn đa quốc gia như P&G, Unilever, Nestle, Odyssey, Pwc, Intel,...

Kết quả đáng chú ý được đúc kết từ một khảo sát cho thấy, phần đông ứng viên ra trường giỏi ngoại ngữ thường tìm được việc làm có mức thu nhập cao hơn ứng viên không biết ngoại ngữ từ 30% đến 50%. Hiện nay, TTU là một trong số ít những trường đại học ngoài công lập dạy học 100% bằng tiếng Anh và được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo ngành Y Đa khoa và Công nghệ sinh học. Đây là hai chuyên ngành gây không ít khó khăn cho các trường ĐH khác trong vấn đề giáo trình cũng như địa điểm thực tập cho sinh viên, nhưng đều được TTU đảm bảo theo đúng chuẩn ĐH tại Hoa Kỳ. Không những thế, hằng năm, các sinh viên xuất sắc của khoa Y đều được tuyển chọn để tham gia thực tập tại các bệnh viện ở Mỹ.

Đừng để nước đến chân mới… chết đuối

Theo bạn Thuỳ Dương, cựu sinh viên trường ĐH Tân Tạo, hiện giữ vị trí Trợ lý cho vị Tổng Giám đốc người Mỹ, sau 2 năm làm việc cho biết: “Có thể đúc kết ngắn gọn một số điểm khác biệt trong văn hoá làm việc của người phương Tây như sau: thứ nhất, bạn phải thật tự tin - tự tin thể hiện kỹ năng thuyết phục người khác trong những cuộc trao đổi, tranh luận hay thuyết trình trước cấp trên, khách hàng; thứ hai - bạn phải tự học - tự học trong những hoạt động công việc hằng ngày, học đa chiều trên nhiều nền tảng tài liệu online và offline; thứ ba: tập trung và chịu trách nhiệm trực tiếp cho kết quả công việc của mình.”

Thùy Dương - sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên Đại học Tân Tạo, hiện đang giữ vị trí trợ lý cho 1 CEO người Mỹ.
Thùy Dương - sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên Đại học Tân Tạo, hiện đang giữ vị trí trợ lý cho 1 CEO người Mỹ.

Việc luyện tập với mật độ thường xuyên, cường độ cao trong các buổi học khi còn ngồi ở ghế nhà trường đã giúp cho sinh viên TTU khả năng phản xạ tốt, dần dần chuyển hoá thành tác phong chuyên nghiệp như người bản địa. Như vậy, những cú sốc văn hoá sẽ không còn là vấn đề khi quyết định bước vào môi trường làm việc quốc tế nữa.

Theo thông tin từ Ban tuyển sinh của Trường ĐH Tân Tạo, năm nay trường tuyển sinh 5 nhóm ngành gồm: Nhóm ngành III (Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh) tuyển sinh 4 ngành là Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Tài chính ngân hàng, Kế toán với 75 chỉ tiêu. Nhóm ngành IV (Khoa Công nghệ sinh học) tuyển sinh ngành Công nghệ sinh học và Sinh học ứng dụng với 50 chỉ tiêu. Nhóm ngành V (Khoa Kỹ thuật) tuyển sinh 50 chỉ tiêu cho ngành Điện - Điện tử và Khoa học máy tính. Nhóm ngành VII (Khoa Nhân văn và Ngôn ngữ) được giao 25 chỉ tiêu cho ngành Ngôn ngữ Anh. Nhóm ngành được giao nhiều chỉ tiêu nhất và nhận được nhiều sự quan tâm nhất là nhóm ngành VI ( Khoa Y) với 200 chỉ tiêu. Tất cả các ngành này đều nhận ghi danh trực tuyến trên website của trường.

Chi tiết về kế hoạch tuyển sinh năm 2017 của Đại học Tân Tạo xem tại đây.

Năm nay, trường ưu tiên tuyển thằng các thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia. Thí sinh có thể xét tuyển bằng học bạ với khoa kinh tế, kỹ thuật, ngôn ngữ - nhân văn, công nghệ sinh học. Yêu cầu học bạ điểm trung bình 3 năm THPT từ 6,0 trở lên và 7,0 trở lên đối với khoa Y.

Học phí dự kiến năm học 2017-2018 đối với các nhóm ngành kinh tế - quản trị kinh doanh, công nghệ sinh học, kỹ thuật, nhân văn và ngôn ngữ là 40 triệu đồng/sinh viên/năm và không tăng trong suốt 4 năm học. Học phí khoa Y là 150 triệu đồng/sinh viên/năm và có thể được điều chỉnh hàng năm, nhưng không vượt quá 15% mỗi năm.