5 năm nữa, không dùng E- learning sẽ trở thành người tụt hậu

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, E-learning ra đời như một cuộc cách mạng trong việc dạy và học trên toàn thế giới. Vì vậy E-learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong tương lai gần.

Việt Nam được đánh giá có thể sẽ vượt qua Trung Quốc và Ấn Độ trong lĩnh vực IT trong vòng 5 năm tới.

Những nỗi lo của người học theo phương pháp truyền thống

Cách học truyền thống đòi hỏi người học dành nhiều thời gian đến lớp. Điều này thực sự là một bài toán khó cho những người bận rộn. Ví dụ như những người đã đi làm muốn học liên thông, văn bằng hai đại học phải tới lớp vào buổi tối. Thông thường họ sẽ không thể tập trung để nạp thêm kiến thức sau một ngày làm việc bận rộn dường như đã vắt kiệt sức lực.

Bên cạnh đó, cách học truyền thống đôi khi biến cả thầy và trò thành những người bị động với thời gian. Thời lượng của một buổi học không nhiều, thầy chỉ có thể dạy kiến thức mới là đã hết giờ. Rất khó có cơ hội trao đổi, thảo luận để hiểu sâu sắc vấn đề hoặc thực hành, áp dụng lý thuyết vào thực tế.

Không dùng E-learning sẽ trở thành người tụt hậu

Không dùng E-learning sẽ trở thành người tụt hậu

Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp học truyền thống, nhiều trường đại học lớn trên thế giới như Harvard, Sanford, Maryland... đã áp dụng mô hình học trực tuyến. Với cách học này, học viên không bị hạn chế về không gian và thời gian bởi chương trình học được thiết kế với 80% thời gian là học qua mạng. Học viên được giảng dạy với chương trình như học truyền thống nhưng sẽ dễ dàng tiếp cận được các ví dụ minh họa bài giảng qua mạng Internet.

Không dùng E-learning sẽ trở thành người tụt hậu

Bà Anka Mulder, Hiệu trưởng Đại học Delft (Hà Lan), Chủ tịch OpenCourseWare Group, tổ chức chuyên cung cấp các tài liệu học tập trực tuyến miễn phí, cho biết: “Nhu cầu học tập ở bậc đại học ngày càng cao, cả ở các nước phát triển và đang phát triển trong khi nhu cầu này không thể đáp ứng được qua việc xây thêm nhiều trường đại học”. Bà cũng cho rằng định kiến về việc liệu các khóa học có thể được giảng dạy trực tuyến hiệu quả, và lo ngại thiếu tính tương tác trong học tập trực tuyến cũng đang dần được thay đổi qua việc thay đổi thói quen xã hội.

Thảo luận và chia sẻ trực tuyến không còn là điều chỉ có trong tưởng tượng. "Với thế hệ trẻ, khoảng cách trên mạng với đời thực đang bị xóa nhòa", bà Mulder khẳng định. Trong 5 năm tới, bằng cách này hay cách khác, hầu hết các trường sẽ tham gia hợp tác trong việc giảng dạy trực tuyến.

Không dùng E-learning sẽ trở thành người tụt hậu

Tại Việt Nam hiện đã có một số đơn vị tổ chức các lớp học của nhân trực tuyến theo mô hình E-learning cho những người trẻ và những người đi làm bận rộn. Trong đó có chương trình cử nhân trực tuyến Topica, được đánh giá là mang lại kiến thức thực tiễn và networking lớn cho học viên.

Theo hình thức này, học viên sẽ học 80% online qua mạng, mỗi tháng đến lớp 1 lần để học tập trung hoặc thi hết môn. Chương trình học được thiết kế dành riêng cho người đi làm tiết kiệm thời gian và chi phí, có nhiều thời gian dành cho gia đình, công việc và các mối quan hệ xã hội, nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu học tập của mình.

Được biết, sau khi học với chương trình này, không chỉ 97% sinh viên có việc, mà 34% tìm được công việc mới ưng ý hơn. Trong đó, 100% tăng lương với mức tăng trung bình 16.1%, gấp rưỡi mức tăng lương trung bình tại VN năm 2013 - theo nghiên cứu của công ty Towers Watson.

Tìm hiểu thêm thông tin tại đây.

Q.T