Phát hiện thuốc điều trị cơn chóng mặt nghi ngờ giả Kết quả kiểm nghiệm mẫu thuốc Tanganil 500mg tại nhà máy cho thấy không có hoạt chất Acetyl DL - Leucine như nhà sản xuất công bố.
Chóng mặt - "Kẻ phá bĩnh" cuộc vui gia đình Chóng mặt là triệu chứng mà mọi giới tính, mọi độ tuổi đều có thể mắc phải nhưng nhìn chung phổ biến với phụ nữ ở độ tuổi trên 40. Chóng mặt thường đến mà không… báo trước, giống như một vị khách không mời khiến “gia chủ” rơi vào trạng thái bị động và mọi cuộc vui đều bị “phá bĩnh”…
Chóng mặt: Đúng thầy, đúng thuốc sẽ khỏi bệnh Chóng mặt là than phiền thường gặp nhất trong chăm sóc ban đầu và tỷ lệ mắc chiếm tới 30% theo nghiên cứu cộng đồng của Gs Lucy Yardley và cộng cự năm 1998. Mặc dù đa phần biểu hiện là lành tính nhưng nếu chẩn đoán không đúng nguyên nhân gây ra chóng mặt, không sử dụng đúng thuốc thì bệnh sẽ rất dai dẳng, tái đi tái lại ảnh hưởng đến chất lượng sống trầm trọng.
Chóng mặt nên đi khám ở đâu? Chóng mặt không phải là bệnh lý mà là triệu chứng có thể xuất hiện vì một hay nhiều nguyên nhân bệnh lý khác của cơ thể. Thông thường, để khám về triệu chứng chóng mặt, người bệnh được hướng dẫn đến các khoa nội tổng hợp trước khi chuyển tới các chuyên khoa khác tương ứng với căn nguyên bệnh lý.
Chóng mặt - dấu hiệu cảnh báo và cách xử trí Căng thẳng, mất ngủ… là những nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng chóng mặt thường gặp ở phụ nữ tuổi 40. Để điều trị, ngoài việc dùng thuốc, chị em cần tăng cường hoạt động thể dục, sắp xếp công việc, nghỉ ngơi. Đó là những chia sẻ của TS. BS Nguyễn Bá Thắng - Phó trưởng khoa thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
Chóng mặt nên làm gì: Những lời khuyên thiết thực nhất Chóng mặt được coi như là một ảo giác. Khi cơn chóng mặt xuất hiện, người bệnh có cảm giác đồ vật xung quanh quay cuồng hoặc bản thân đang chuyển động dù thực tế bạn đang ngồi, đứng yên hay nằm yên. Dù nhiều người xem đây là bệnh vặt, bệnh tuổi già nhưng chóng mặt đang là một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sống, có thể tạo ra những tai nạn hoặc chấn thương khi di chuyển cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Bạn đã quan tâm những người thân yêu đúng cách chưa? Bên cạnh truyền thống tặng hoa, quà hay đãi ăn nhân ngày phụ nữ Việt Nam và các dịp đặc biệt trong năm, bạn có thể làm gì thật thiết thực và ý nghĩa cho những người phụ nữ thân yêu?
Đừng chủ quan với các triệu chứng chóng mặt Chóng mặt là tiếng nói của cơ thể muốn báo hiệu mình đang không khỏe, và mình muốn kiếm chuyện với bạn đấy. Tuy nhiên, do chóng mặt có thể tự qua đi nên rất nhiều người chủ quan để tình trạng bệnh kéo dài với tần suất ngày một nhiều hơn…
Đừng xem thường kẻ phá bĩnh mang tên chóng mặt Hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện thường gặp của nhiều phụ nữ bước sang tuổi 40. Chị em thường bỏ qua vì cho rằng chóng mặt chỉ là hiện tượng nhất thời, không cần điều trị cũng sẽ tự biến mất. Thực tế, đây là triệu chứng mất cân bằng, cho thấy thể chất không ổn định và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống nếu không điều trị kịp thời.
Hỏi đáp về cơn chóng mặt ở tuổi 40 Bước vào tuổi 40, sức khỏe phụ nữ giảm sút, không còn như thưở thanh xuân. Chị em có thể bất ngờ chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống, nhịn ăn, mất ngủ, say tàu xe, tâm lý căng thẳng hoặc tiền mãn kinh… kèm theo triệu chứng tim đập nhanh, mất thăng bằng, nhìn mờ, ù tai, đau đầu, buồn nôn…
Người thân “bỗng dưng chóng mặt”, người nhà nên làm gì? Chóng mặt là một thuật ngữ rất quen thuộc trong xã hội hiện đại ngày nay. Bỏ qua cách nói đời thường như… chóng mặt vì giá điện, giá xăng tăng thì chóng mặt được xem là một triệu chứng phổ biến trong y học báo hiệu cơ thể có “đoạn” nào đó không ổn, có thể là kịch phát lành tính hoặc mạn tính, có thể thoáng qua hay dai dẳng suốt thời gian dài.
Hiểu và làm chủ cơn chóng mặt Chóng mặt là vấn đề thường gặp đứng hàng thứ ba trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, chỉ đứng sau đau ngực và mệt mỏi (Yardley I, Owen N, Nazareth I, Luxon L; Gen. Prac. 1998). Đáng chú ý, chứng chóng mặt gia tăng theo độ tuổi, có xu hướng ngày càng trẻ hóa và tỷ lệ hiện mắc khoảng 30% (nghiên cứu cộng đồng)