“Xoá” nỗi lo mắc lỗi khi giao dịch ngân hàng

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành ngân hàng, giờ đây, các sản phẩm dịch vụ tài chính đang ngày càng quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, do bản chất các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tồn tại độ phức tạp nhất định nên nhiều khi khách hàng dù đã đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và quen thuộc các thao tác vẫn còn “mắc lỗi” khi giao dịch. Vậy khách hàng cần làm gì để giảm thiểu những tình huống lỗi này?

1.001 lỗi thường gặp

1.001 lỗi thường gặp

Chị Ngọc Nga, nhân viên công ty thủy sản tại TP.HCM chia sẻ, chị và đồng nghiệp đôi lúc gặp phải các tình huống khá phiền toái do đãng trí hoặc chưa lưu ý kỹ các quy định của ngân hàng như quên mã pin khi rút tiền, quên rút thẻ ATM sau khi giao dịch dẫn đến bị nuốt thẻ , chuyển nhầm tiền cho người khác hay quên tất toán thẻ trong thời gian dài ngừng sử dụng dẫn đến “bức xúc” về việc bị tính phí thường niên.

Thu Hường, giao dịch viên của một ngân hàng thương mại cho biết, nhiều khách hàng còn mắc phải các lỗi khác như: thay đổi số CMND mới mà quên báo cho ngân hàng, quên mang giấy tờ tùy thân khi giao dịch; quên chữ ký mẫu, viết phiếu chuyển tiền sai thông tin người thụ hưởng nên tiền bị hoàn trả về và KH lại mất thời gian lên NH thực hiện, tốn phí chuyển tiền lần nữa.

Ngoài những lỗi thông thường nêu trên, khách hàng cũng cần lưu ý những trường hợp quan trọng khác. Trường hợp của khách hàng H.T (55 tuổi) tại TP.HCM là một ví dụ. Do không nắm thao tác thực hiện giao dịch trên máy ATM nên KH đã nhờ một người lạ tại buồng ATM thực hiện giúp. Người này đã lợi dụng lúc KH không hiểu rõ để chuyển tiền từ tài khoản của KH sang tài khoản khác mà KH không hề biết.

Và đâu là giải pháp để giảm thiểu xác suất “mắc lỗi”?

Và đâu là giải pháp để giảm thiểu xác suất “mắc lỗi”?

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, một vị đại diện lãnh đạo NH thương mại cho biết, khi triển khai các sản phẩm dịch vụ, các NH đều đưa ra những hướng dẫn, khuyến cáo và lời khuyên chi tiết dành cho KH. Để thuận tiện trong giao dịch, và cũng để đảm bảo quyền lợi, thông tin của mình, khách hàng cần dành chút thời gian nghiên cứu, ghi nhớ các hướng dẫn và thực hiện theo đúng quy định. Đối với các ngân hàng có sự quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng khi giao dịch, ngân hàng sẽ đẩy mạnh truyền thông các hướng dẫn để nhắc nhở khách hàng. Cách thức truyền thông là mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt ngay tại những nơi mà khách hàng hay mắc lỗi như tại màn hình ATM, nơi đặt máy POS, trên giao dịch Ngân hàng điện tử …vv

Một số ngân hàng khác thì sử dụng chính nguồn nhân lực của mình để hỗ trợ tư vấn giúp khách hàng tránh các tình huống phiền toái. Đơn cử như DongA Bank đã mạnh dạn bố trí đội ngũ bảo vệ được đào tạo nghiệp vụ ngân hàng cơ bản túc trực tại các buồng ATM. Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ trông coi tài sản, chính đội ngũ bảo vệ đã nhiều lần nhắc nhở kịp thời cho những khách hàng quên cất thẻ sau giao dịch.

Vào tháng 6 vừa qua, DongA Bank giới thiệu kênh giao dịch mới mang tên Auto Banking. Đây là kênh giao dịch ngân hàng tự động 100%, hoạt động 24/7 và có trang bị các thiết bị tài chính thông minh (ATM thế hệ mới, màn hình cảm ứng, điện thoại…) cho phép khách hàng thực hiện hầu hết giao dịch ngân hàng như nạp tiền báo có ngay, rút tiền hạn mức lớn, chuyển khoản liên ngân hàng, đăng ký mở thẻ và gửi tiết kiệm tích lũy, thanh toán hóa đơn, thanh toán nợ vay… tất cả chức năng như một phòng giao dịch bình thường mà khách hàng là người chủ động thực hiện. Auto Banking được xem là giải pháp hữu hiệu giúp KH từ nay không còn nhiều lo lắng khi “quên” giấy tờ tùy thân, quên chữ ký, viết giấy chuyển tiền sai … vì tất cả đều giao dịch trên máy không cần những thông tin đó. Tương tự như tại các ATM DongA Bank, ở mỗi điểm Auto Banking cũng có đội ngũ bảo vệ và điện thoại kết nối trực tiếp tổng đài để tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Do đó, nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra khi giao dịch, KH đều được hỗ trợ ngay mà không cần nhờ đến “người lạ” để hạn chế rủi ro.

Điểm độc đáo nữa của Auto Banking là dịch vụ này không chỉ phục vụ KH DongA Bank mà KH của NH khác đều có thể sử dụng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, dù là KH của NH nào, điều quan trọng là bạn phải nhớ đúng mã pin để “mở giấy thông hành” vào các giao dịch tiện lợi này.

Còn “bí quyết” chọn mã pin ư? “Đơn giản là bạn hãy chọn dãy số dễ nhớ theo quy luật do mình lựa chọn, không nên chọn trùng với ngày sinh nhật hay ngày kỷ niệm của bạn và người thân, … để đảm bảo tính bảo mật”, đại diện DongA Bank chia sẻ.

Hồng Hoa

Hồng Hoa