1. Dòng sự kiện:
  2. Giải chạy Unique Nha Trang H-Marathon 2024
  3. Vòng chung kết giải U23 châu Á 2024

Tuyển Anh cần học hỏi gì từ thất bại trước Hà Lan

(Dân trí) - Sau một quãng thời gian đầy biến động, đội tuyển Anh tiếp đón Hà Lan trên sân nhà Wembley với tỉ số 2-3. Không phải làm lại từ đầu nhưng “tam sư” sẽ rút ra được những bài học gì từ thấy bại này?

Băng đội trưởng cho Scott Parker: Tại Wembley, tiền vệ của Spurs tiến vào sân với chiếc băng đội trưởng trên tay. Parker đã chứng tỏ mình xứng đáng là thủ lĩnh của “tam sư” với một màn trình diễn đầy ấn tượng. Di chuyển không mệt mỏi trên khắp mặt sân, thi đấu lăn xả, không ngại va chạm với một tinh thần chiến đấu rất cao, tất cả đều phải thừa nhận rằng Parker có tố chất để trở thành một người đội trưởng.

 
Tuyển Anh cần học hỏi gì từ thất bại trước Hà Lan
Tại Wembley, Parker đã chứng tỏ được tố chất thủ lĩnh

Tuy nhiên, mặt trái của việc HLV tạm quyền Stuart Pearce trao băng đội trưởng cho Parker chính là cảm giác của Steven Gerrard, ứng cử viên số 1 cho vị trí thủ lĩnh. So với tất cả những cái tên có mặt trong danh sách đội tuyển Anh tại Wembley, những cống hiến, khả năng lãnh đạo cũng như tài năng của tiền vệ Liverpool có lẽ là vượt trội. Mất chiếc băng đội trưởng tưởng như đã thuộc về mình, đó thực sự là một cú sốc thực sự dành cho Gerrard.

Sự nhạt nhòa của ngòi nổ Adam Johnson: Tài năng của cầu thủ chạy cánh đang khoác áo Manchester City đã được kiểm chứng, tốc độ cực tốt cùng cái chân trái khéo léo của Adam Johnson có thể khiến bất cứ hàng phòng ngự nào cũng phải rối loạn khi anh đi bóng. Với một Danny Wellbeck chơi nhô cao hẳn, tiền vệ trẻ tuổi này hứa hẹn sẽ là một ngòi nổ bên cánh phải của đội tuyển Anh.

Tuy nhiên, Adam Johnson lại thi đấu khá nhạt nhòa và không thực sự khiến hàng thủ Hà Lan bị tổn thương ngoại trừ pha đảo bóng dẫn đến bàn thắng của Ashley Young. Tiền vệ của Man City cần di chuyển một cách tích cực hơn nữa để có thể tạo ra áp lực lên hàng phòng ngự đối phương, tất nhiên anh cũng cần sự trợ giúp từ những tiền vệ trung tâm.

Hàng phòng ngự: Gary Cahill và Chris Smalling đã phối hợp với nhau khá ăn ý trong trận đấu với Hà Lan, đặc biệt là việc bộ đôi đã khá hoàn thành rất tốt nhiệm vụ khóa chặt ngòi nổ Robin van Persie bên phía đối phương. Tuy nhiên tính ổn định cùng sự tập trung của hàng thủ chưa cao khi để cho Hà Lan chọc thủng lưới 2 lần liên tiếp chỉ trong vòng 2 phút 57 và 58. Smalling vẫn còn khá trẻ và cần thêm thời gian để tích lũy, còn Gary Cahill, một suất đá chính tại Euro 2012 có lẽ là chắc chắn.

 
Tuyển Anh cần học hỏi gì từ thất bại trước Hà Lan
Cahill sẽ là điểm tựa vững chắc cho hàng thủ “tam sư” tại Euro 2012

Cuộc sống không Rooney: Không Rooney cũng đồng nghĩa với không sự sáng tạo. Tiền đạo của MU là một trong số hiếm các cầu thủ sở hữu tố chất đặc biệt có thể tạo nên những khoảng khắc bùng bùng. Bằng chứng là sự biến ảo trong tấn công của đội tuyển Anh mất đi không ít khi thiếu vắng Rooney.

Ashley Young đã ghi bàn nhưng ảnh hưởng của anh lên đội bóng gần như rất ít. Chắc chắn các CĐV đội tuyển Anh đã rất nhớ Wayne Rooney với những pha xử lý bóng đầy đẳng cấp, từ dứt điểm, kiến tạo, đi bóng và cả sự năng nổ hiếm có tại Wembley đêm qua.

Hàng tiền vệ thiếu sáng tạo: Những gì mà tuyến giữa “tam sư” đem lại trong trận đấu với đội tuyển Hà Lan là một sự cân bằng nhất định trong đội hình. Gareth Barry và Scott Parker đã đem lại được sự chắc chắn cho hàng phòng ngự, tuy nhiên điều mà ai cũng dễ dàng nhận thấy là đội tuyển Anh cần một cầu thủ có khả năng tổ chức tấn công.

Steven Gerrard và Wayne Rooney chính là những cái tên sáng giá nhất để đảm trách vị trí của một số “chín rưỡi” trên hàng công đội tuyển Anh. Nhưng không thể trách Gerrard khi anh dường như mất đi sự tự tin vốn có vì cú sốc vừa nhận.

 
Tuyển Anh cần học hỏi gì từ thất bại trước Hà Lan
Cuộc sống không Rooney không hề dễ dàng cho “tam sư”

Stuart Pearce trên băng ghế chỉ đạo: Ngay trong lần đầu tiên dẫn dắt đội tuyển Anh, trước một đội bóng mạnh như Hà Lan, một kết quả thua sát nút vì bàn thắng ở những phút bù giờ của Robben là một kết quả tạm chấp nhận được đối với Stuart Pearce. Tuy nhiên, đội hình mà “tam sư” đã sử dụng là gì? Có phải là 4-5-1? Wellbeck thì chơi quá sâu và gần như mất hẳn sự liên lạc với tuyến dưới. Chỉ cần chừng đó khuyết điểm cũng đủ thấy được HLV Stuart Pearce chưa thực sự hoàn thành nhiệm vụ.

Ngọc Trung