1. Dòng sự kiện:
  2. Giải chạy Unique Nha Trang H-Marathon 2024
  3. Vòng chung kết giải U23 châu Á 2024

Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam Nguyễn Hồng Minh

“Thể thao Việt Nam chỉ cần 6 phó đoàn đi SEA Games 29 là đủ”

(Dân trí) - Ông Nguyễn Hồng Minh chia sẻ rằng vấn đề lên danh sách các lãnh đạo, cán bộ đi theo đoàn thể thao Việt Nam giống như một “chính sách mặt trận”. Ở đó, có cả cái lý, cái tình, và một khi chưa giải quyết được thì không thể tạo nên sự thống nhất.

PV: Ông từng làm trưởng đoàn thể thao Việt Nam ở nhiều kỳ SEA Games, vậy ông nhìn nhận vấn đề đoàn thể thao Việt Nam cử 10 phó đoàn đi SEA Games lần này này như thế nào?

Ông Nguyễn Hồng Minh: Trước tiên phải hiểu rõ về quy trình thành lập danh sách đoàn thể thao. Về nguyên tắc, thành phần đoàn luôn có lãnh đạo, cán bộ giúp việc, HLV, VĐV. Mỗi đội sẽ có một lãnh đội để lo công việc.


Thể thao Việt Nam có khá nhiều phó đoàn đi tham gia SEA Games 29

Thể thao Việt Nam có khá nhiều phó đoàn đi tham gia SEA Games 29

Ở đây, cần phải hiểu rõ ông lãnh đội này không giống như trưởng đoàn giống như mỗi khi có đội tuyển bóng đá đi thi đấu quốc tế. Chẳng hạn như ở SEA Games 2005 có Phó Chủ tịch VFF Lê Thế Thọ làm trưởng đoàn bóng đá. Một số môn thể thao quan trọng khác cũng cử hẳn một người phụ trách.

Tuy nhiên, với đoàn thể thao Việt Nam dự SEA Games chỉ có duy nhất một trưởng đoàn, lần này là ông Trần Đức Phấn.

Về cấu trúc đoàn, sẽ phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, số môn thi đấu, số VĐV, địa điểm thi đấu. Ngoài ra còn có chức năng về chuyên môn, hậu cần, y tế, đối ngoại, đi lại…

Như vậy, rõ ràng là trong một đoàn thể thao tới vài trăm người đi dự giải quốc tế, sẽ có nhiều thành phần phải lo những công việc, nhiệm vụ khác nhau.

Như vậy có thể hiểu việc lên danh sách đoàn thể thao Việt Nam, trong đó có việc thành lập các phó đoàn phụ thuộc vào những nguyên tắc chung.

Nhưng vì sao từ trước tới nay câu chuyện đoàn Việt Nam có nhiều phó đoàn vẫn được nhiều người nói tới, thưa ông?

Đó là vì danh sách này vẫn phải phụ thuộc vào cái tình, mà điều này thì đã trở thành luật bất thành văn. Những thành phố lớn, trung tâm lớn đóng gió nhiều VĐV người ta luôn đòi hỏi phải có lãnh đạo đi kèm. Họ chính là những người hiểu tâm lý VĐV mình, biết động viên, giải quyết nhiều công việc liên quan đến quân của mình.


Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam Nguyễn Hồng Minh

Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam Nguyễn Hồng Minh

Họ cũng có quyền đòi hỏi, vì đào tạo hàng chục, thậm chí hàng trăm VĐV nhưng vì sao lại không được đi cùng. Nói dễ hiểu thì “tôi làm tôi phải có mặt”. Và chính từ cái tình này, nên mới xuất hiện nhiều phó đoàn. Có nhiều phó đoàn cũng là để đoàn kết nội bộ

Như vậy, việc giải quyết được giữa lý và tình không hề đơn giản?

Đúng vậy. Các lãnh đạo chủ yếu là đều có chức vụ, nên họ sẽ không thích làm cán bộ giúp việc. Vì vậy tốt nhất là cho họ chức danh Phó đoàn. Đây giống như một “chính sách mặt trận”, và một khi chúng ta chưa giải quyết được thì khó có thể tạo được sự thống nhất.

Vậy theo quan điểm của ông, việc đoàn thể thao Việt Nam có 10 phó đoàn có đông không?

Những kỳ SEA Games trước đây có nhiều VĐV hơn, thi đấu ở nhiều địa điểm khác nhau, nhưng nhiều nhất cũng chỉ có 8 phó đoàn. Lần này chúng ta chủ yếu thi đấu ở thành phố Kuala Lumpur của Malaysia, theo tôi, chỉ cần 4-6 phó đoàn là đủ.

Xin cảm ơn ông!

Thùy Anh