1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Xung quanh vụ ám sát Boris Nemtsov (phần 2)

Khoảng 50 ngàn người trên toàn nước Nga hôm 28-2 đã xuống đường biểu tình về cái chết của ông trong ngày thứ bảy, số lượng tương đối đông nhưng chưa là gì so với các cuộc biểu tình chống chính phủ hồi tháng 12 – 2011, và họ đã không gây ra sự xáo trộn lớn nào cho trật tự xã hội.

Quan điểm của phe đối lập

Nhân vật đối lập số một với Putin, luật sư kiêm blogger Alexei Navalny, ngôi sao trong phong trào biểu tình 2011-2012 nay đã bị vô hiệu hóa. Là người tích cực chống tham nhũng, ông đã tham gia tranh cử tại địa phương tháng 9-2013. Nhưng từ 2012, Navalny trở thành đối tượng của một loạt các vụ án được dàn dựng. Được tự do có điều kiện, ông bị tống giam 15 ngày vì phân phát truyền đơn trong tàu điện ngầm.

Cảnh sát khám nghiệm hiện trường vụ ám sát cựu Phó Thủ tướng Nga
Cảnh sát khám nghiệm hiện trường vụ ám sát cựu Phó Thủ tướng Nga

Một khuôn mặt đối lập khác, nhà tranh đấu cực tả Serguei Oudaltsov, bị án tù giam bốn năm vì “ tổ chức bạo động”. Hoạt động xã hội trong phong trào phản kháng 2011-2012, nhà vô địch cờ vua Garry Kasparov và dân biểu Ilia Ponomarev đã phải chọn lựa đi tị nạn ở nước ngoài.

Tỉ phú dầu lửa Mikhail Khodorkovski, vốn đã phải ngồi tù 10 năm (2003-2013) vì dám đương đầu với Tổng thống Nga, hiện đang điều hành một quỹ ở Thụy Sĩ và muốn làm mọi cách để thay đổi chế độ. Nhưng theo một chuyên gia, người Nga không thích các đại gia, kể cả cựu đại gia, và từ Zurich làm sao có thể tạo được ảnh hưởng ngay trong lòng nước Nga ?

“ Mục tiêu thường trực của Kremli là gây chán nản cho phong trào, làm tê liệt khả năng tổ chức của đối lập, giảm thiểu các nguy cơ của cộng đồng phản kháng ở Nga”. Nhà chính trị học Masha Lipman nhận định như và cho biết : “Kremli đã thành công !”

Boris Nemtsov khi chết đi trở nên nổi tiếng hơn lúc còn sống. Ông không phải là địch thủ nguy hiểm của Vladimir Putin, không phải là thủ lĩnh một đảng đối lập, không có được sự ủng hộ mãnh liệt của công chúng do từng tham gia chính phủ của ông Eltsin, do có tư tưởng ủng hộ phương Tây và Ukraina.

Những ngờ vực trong vụ ám sát

Cho tới khi có vụ bắt bớ nào đó, hay có ai đó đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc xảy ra, thì người ta sẽ còn nói tới nhiều giả thuyết khác nhau về vụ sát hại chính trị gia đối lập Nga, ông Boris Nemtsov.

Liệu có phải ông bị giết do phản đối các chính sách của Tổng thống Vladimir Putin và cuộc chiến tại Ukraine không? Cuộc phỏng vấn về quan điểm của ông đối với Điện Kremlin có phải để nhằm hạ uy tín của các nhà lãnh đạo Nga, thậm chí là nhằm hăm dọa họ, hay xúi giục nổi loạn chống lại họ không? Liệu đó có phải là một cuộc tấn công cơ hội của ai đó có thù hằn gì với ông? Hãy nhìn vào một số khả năng điều tra chính.

Dân chúng buồn bã, lo lắng khi nghe tin Boris Nemtsov bị ám sát
Dân chúng buồn bã, lo lắng khi nghe tin Boris Nemtsov bị ám sát

Theo ông Yashin, Cựu Tổng thống Nga cho rằng ông Nemtsov vốn vẫn là nhà chỉ trích mạnh mẽ Hồi giáo cực đoan và hướng mũi dùi về phía Tổng thống Vladimir Putin và chính quyền của ông. Ông nói không tin những kẻ giết ông Nemtsov đến từ bên ngoài nước Nga, và gọi vụ sát hại là “hành động khủng bố nhằm khiến xã hội sợ hãi”. Ông Nemtsov bị giết chỉ vài ngày trước khi tham dự cuộc diễu hành do ông tổ chức nhằm phản đối xung đột ở Ukraine.

“Tôi tin rằng người tổ chức vụ ám sát đang ở Nga và tôi tin rằng họ ở bên trong chính quyền Nga,” ông nói thêm. Địa điểm xảy ra án mạng ở ngay gần điện Kremlin, khiến ông cho rằng sát thủ không thể hành động mà không có sự hỗ trợ từ phía chính quyền Nga. Ông Yashin cũng phủ nhận ý kiến cho rằng phần tử Hồi giáo cực đoan đứng sau vụ giết hại.

Ông tin rằng, những người bị ông Nemtsov chỉ trích trong năm qua nên bị điều tra. Ba nghi phạm đang bị tạm giữ điều tra là Shagid Gubashev – em trai ông Gubashev, Ramzan Bakhayev và Tamerlan Eskerkhanov.

Các lực lượng an ninh đã được hưởng nhiều quyền lực dưới thời Tổng thống Putin, người đã nhận được sự yêu mến cao tới 86% theo một cuộc thăm dò hồi tháng trước. Thế nhưng tại sao ở ngay bên ngoài bức tường Điện Kremlin, nơi có nhiều camera an ninh cài đặt, lại không có một đoạn băng hình nào về những kẻ sát thủ?

Liệu có phải các đối tượng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan có liên hệ với các lực lượng an ninh đã coi Nemtsov là người theo chủ nghĩa hòa bình, và coi ông là kẻ phản bội cần phải giết để cảnh báo ông Putin chớ lui bước trong cuộc xung đột Ukraine? Trong các nguyên nhân có thể có việc ông phản đối xung đột ở Ukraine, phong trào Hồi giáo cực đoan (ông Nemtsov có nguồn gốc Do Thái), thậm chí cả việc phe đối lập có thể đã "hy sinh" lãnh đạo nhằm gây bất ổn trong nước.

Hóa ra người Chechnya là thủ phạm

Cơ quan điều tra Nga cho biết, họ tập trung điều tra vụ án mạng theo một vài hướng chính, trong đó bao gồm khả năng phiến quân Hồi giáo cực đoan giết ông Nemtsov vì ông từng ủng hộ đối với tuần báo Charlie Hebdo (Pháp). Điều này quả không sai.

Theo tòa án Nga cho biết, nghi phạm Zaur Dadayev đã nhận tội
Theo tòa án Nga cho biết, nghi phạm Zaur Dadayev đã nhận tội

Thêm hai nghi phạm đã bị bắt ngày 08-03 tại cộng hòa Ingushetia trong khuôn khổ điều tra vụ ám sát nhà đối lập Boris Nemtsov xảy ra ngày 27-02. Chín ngày sau khi lãnh đạo đối lập Nga Boris Nemtsov bị ám sát, an ninh Nga bắt giữ 5 nghi can. Lúc này, họ đã khẳng định kẻ giết chính khách đối lập Nga Nemtsov từng là lính Bộ nội vụ Chechnya. Vụ ám sát này còn có nghi phạm thứ sáu dùng lựu đạn tự sát, sau một cuộc đấu súng với cảnh sát tại Grozny (thủ phủ Cộng hòa Chechnya).

Cơ quan An ninh Nga (FSB) xác nhận hai nghi phạm đầu tiên bị bắt giữ vào hôm 7-3 là Anzor Gubashev và Zaur Dadayev. Hai kẻ bị bắt giữ sau đó là em trai của Dadayev và người ngồi cùng xe với Dadayev. Chỉ huy FSB, ông Aleksandr Bortnikov nói các nghi phạm đều đến từ vùng Bắc Caucasus, nơi có tình trạng bất ổn do nhiều tội phạm bất mãn với chính quyền Nga. Bốn nghi phạm nói trên đang bị sự điều tra của các cơ quan gồm cảnh sát, FSB và Ủy ban Điều tra Nga.

(còn tiếp)

Theo Hòa Thu
PetroTimes