1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Trung Quốc “bóc lột” tài nguyên tại Mỹ La-tinh

(Dân trí) - Các lợi ích kinh tế từ dòng vốn đầu tư của Trung Quốc không khỏa lấp được sự tổn hại tới môi trường và những lo ngại về bản chất không cân xứng trong mối quan hệ thương mại của khu vực với Bắc Kinh.

Dự án khai khác đồng của tập đoàn kim loại Trung Quốc Chinalco ở Morococha, miền trung Peru.
Dự án khai khác đồng của tập đoàn kim loại Trung Quốc Chinalco ở Morococha, miền trung Peru.

Rừng Amazon bị phá tại Ecuador, một đỉnh núi bị san phẳng ở Peru, thảo nguyên Cerrado được chuyển thành các cánh đồng đậu tương tại Brazil và các mỏ dầu đang được phát triển tại vành đai Orinoco của Venezuela.

Những báo cáo gần đây về tình trạng môi trường xuống cấp có thể cách nhau hàng nghìn km tại các quốc gia khác nhau và với các sản phẩm khác nhau, nhưng chúng đều có một nguyên nhân chung: nhu cầu ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong khu vực.

Quốc gia đông dân nhất thế giới đã gia nhập danh sách các quốc gia giàu có tại châu Âu, Bắc Mỹ và đông Á vốn tiêu thụ cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm tới mức không thể sửa chữa được. Điều đó đã dẫn tới điều mà giáo sư Michael T Klare tại Đại học Hampshire (Mỹ) gọi là “một cuộc đua tìm kiếm những gì còn sót lại” và ảnh hưởng của nó hiển hiện tại châu Phi, nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa khai thác.

Ngoài châu Phi, Mỹ La-tinh ngày càng trở thành một trọng tâm trong nỗ lực của Bắc Kinh vì các nguồn tài nguyên. Một nghiên cứu vào năm ngoái do Enrique Dussel Peters, một giáo sư tại Đại học quốc gia Mexico, nhận thấy rằng khu vực đã trở thành điểm đến hàng đầu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc - hầu hết là nhằm tìm kiếm các nguyên liệu thô và do tập đoàn lớn của chính phủ Trung Quốc thực hiện như tập đoàn kim loại Chinalco và Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã trở thành nhà cho vay tiền chủ yếu trong khu vực Mỹ La-tinh. Trong năm 2010, Trung Quốc đã cung cấp các khoản vay trị giá 37 tỷ USD - nhiều hơn các khoản vay của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển liên Mỹ, Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ cộng lại. Hầu hết các khoản vay này dành cho 4 nước xuất khẩu tài nguyên chính - Venezuela, Brazil, Argentina và Ecuador - để phục vụ việc khai mỏ và xây dựng hạ tầng giao thông.

Lợi ích kinh tế là rất lớn. Thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ La-tinh chỉ đứng ở mức 10 tỷ USD vào năm 2010. Nhưng đến năm 2011, con số này đã tăng lên 241 tỷ USD. Mặc dù sự phân bổ thương mại khác nhau ở từng nước, nhưng điều đó đã giúp Mỹ La-tinh tránh được điều tồi tệ nhất của các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính vốn ảnh hưởng tới hầu hết các nước đang phát triển và cung cấp nguồn tài chính bổ sung cho các chương trình xóa đói giảm nghèo.

Thương mại cũng đóng một phần quan trọng trong việc trợ giúp các chính phủ cánh tả vốn đang muốn thoát khỏi những ảnh hưởng từ Washington và phố Wall.

Venezuela và Ecuador, vốn không thể tiếp cận các thị trường vốn quốc tế kể từ khi vỡ nợ, đã nhận được những khoản vay hậu hĩnh từ Trung Quốc. Argentina cũng đang tìm kiếm cơ hội tương tự.
 
"Không muốn trở thành châu Phi tiếp theo của Trung Quốc"

Nhưng cái gì cũng có giá của nó. Sự đền đáp cho Trung Quốc được đảm bảo bằng các thỏa thuận mua bán hàng hóa lâu dài, giống như một cam kết nhằm đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên - thường gây ra hệ quả thảm khốc cho môi trường và các cộng đồng bản địa.

“Trung Quốc đang đi khắp thế giới để mua tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta đang ở giữa một tiến trình tích lũy hàng hóa của họ. Trong trường hợp đó, họ cho Ecuador mượn tiền và chính phủ trả bằng dầu mỏ thông qua các thương vụ mua bán ký kết từ trước. Chúng ta cam kết bán cho họ đến tận  năm 2019”, Alberto Acosta, người từng là bộ trưởng năng lượng của Ecuador, cho biết. Ông này ước tính rằng số nợ của Ecuador với Trung Quốc là khoảng 17 tỷ USD.

Bản chất không cân xứng của mối quan hệ thương mại Trung Quốc-Mỹ La-tinh cũng bị đặt dấu hỏi, vì mặc dù mối quan hệ này tốt xét về mặt GDP nhưng có lợ xét về mặt chất lượng phát triển. Các nhà cung cấp hàng hóa hài lòng vì nhu cầu của Trung Quốc đối với các sản phẩm xuất khẩu của họ, nhưng các nhà sản xuất cũng phàn nàn về sự tràn ngập của các hàng hóa nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc, vốn làm mất tính cạnh tranh của họ.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff muốn thay đổi bản chất mối quan hệ giữa Brazil với Trung Quốc bằng việc nhấn mạnh hơn tới các lĩnh vực hợp tác giáo dục, công nghệ và khoa học, cũng như dầu mỏ, đồng và đậu tương.

Mexico, nước có ít hàng hóa hơn để bán nhưng là một thị trường nội địa khổng lồ, đã chỉ trích Trung Quốc, dù là trên khía cạnh cá nhân.

“Chúng tôi không muốn trở thành châu Phi tiếp theo của Trung Quốc”, ông Neil Davila, người đứng đầu công ty xúc tiến đầu tư và thương mại quốc tế ProMexico, nói. “Chúng tôi phải là chủ nhân sự phát triển của chính chúng tôi”.

Sự ô nhiễm và bòn rút tài nguyên nghiêm trọng không phải là chuyện mới đối với Mỹ La-tinh. Và mặc dù các công ty nhà nước Trung Quốc cũng không tồi tệ như các công ty tư nhân phương Tây (Chevron đối mặt với vụ kiện 19 tỷ USD vì làm ô nhiễm rừng Amazon của Ecuador) nhưng họ cũng tạo thêm sức ép đối với khu vực.

An Bình
Tổng hợp