1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tổng thống Obama sẽ xử lý khôn khéo với Trung Quốc

(Dân trí) - Trước những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đương đầu, liệu chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình có phải là thời điểm để Washington giành lấy ưu thế?

 


Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng vào tuần tới (Ảnh: AP)

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng vào tuần tới (Ảnh: AP)

Kinh tế đi Trung Quốc đi xuống ảnh hưởng tới các thị trường toàn cầu, trong khi mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước trong khu vực châu Á cũng bị tác động bởi các hoạt động cải tạo đảo của nước này ở Biển Đông thời gian qua. Chưa kể, Mỹ đang cân nhắc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với những cá nhân và công ty Trung Quốc sau vụ hacker được cho là tới từ quốc gia Đông Bắc Á đã tấn công Văn phòng Quản lý Nhân sự của Mỹ.

Giới quan sát cho rằng đây dường như là thời điểm lý tưởng để Tổng thống Obama tận dụng những rắc rối của Trung Quốc và có quan điểm mạnh mẽ hơn khi tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Mỹ vào ngày 25/9 tới.

Có nhiều ý kiến đánh giá Tổng thống Obama sẽ gây sức ép với Chủ tịch Tập Cận Bình về những vấn đề gây căng thẳng mối quan hệ song phương thời gian qua, nhưng cách tiếp cận của “ông chủ” Nhà Trắng sẽ không gay gắt vì dù thế nào, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có sự ràng buộc nhất định.

Hiện Tổng thống Obama đang chịu rất nhiều áp lực về việc làm thế nào để đưa ra một thông điệp mạnh mẽ với người đứng đầu chính phủ Trung Quốc về vấn đề an ninh mạng, chính sách kinh tế của nước này hay vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng không muốn cuộc hội đàm sắp tới với Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn cuối nhiệm kỳ của mình.

Một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ đánh giá: “Bài kiểm tra sắp tới cho Tổng thống Obama là liệu ông có dám bỏ qua mối quan hệ rất quan trọng này để đưa ra những quan điểm cứng rắn hay không”.

Trong khi đó, những ý kiến chỉ trích cho rằng chính sách của luân phiên gây sức ép và hối thúc Trung Quốc tuân thủ luật chơi quốc tế của Mỹ không được Bắc Kinh đáp lại nhiệt tình. Do đó, đã xuất hiện nhiều đề nghị về một chính sách cứng rắn hơn cho Trung Quốc trong các chiến dịch vận động tranh cử của các ứng viên thuộc đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ.

Hôm 16/9, Tổng thống Obama đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng ông sẽ tỏ ra “mềm mỏng” với Trung Quốc trong cuộc gặp sắp tới với Chủ tịch Tập Cận Bình. Phát biểu với các thành viên thuộc nhóm Business Roundtable, Tổng thống Obama cảnh báo về “những hành động đối kháng” nếu Trung Quốc không chấm dứt hoạt động gián điệp trong lĩnh vực không gian mạng hiện nay. Ông cho rằng Bắc Kinh cũng nên ngừng vận dùng cơ chế bảo hộ cho nền kinih tế như “một quốc gia ở Thế giới thứ Ba” và hối thúc Trung Quốc chấm dứt “bắt nạt” các quốc gia láng giềng nhỏ hơn.

Tuy nhiên, chuyên gia Jia Qingguo, cố vấn chính phủ Trung Quốc và hiện đang giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng sẽ không có chuyện nước này chấp nhận “xuống nước” trước Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh tinh thần dân tộc đang lên cao. Ông khẳng định: “Chừng nào Chủ tịch Tập Cận Bình còn quyết tâm bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc và không nhượng bộ sức ép từ Mỹ, ông ấy sẽ tiếp tục giành được sự ủng hộ lớn từ trong nước”.

Thu hẹp khoảng cách bất đồng

Nhiều khả năng sẽ không có đột phá nào về chính sách trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, người sẽ mở màn chuyến công du bằng cuộc gặp với đại diện các tập đoàn công nghệ của Mỹ ở thành phố Seattle vào tuần tới và kết thúc bằng bài diễn văn tại Đại hội đồng LHQ khóa 70 ở thành phố New York vào ngày 28/9.

Các nguồn tin từ Mỹ và Trung Quốc cho biết hy vọng “sáng nhất” vào lúc này là khả năng thu hẹp khoảng cách và nhấn mạnh tới những thành tựu giữa hai nước này nay. Đó có thể là tiến bộ đạt được trong thỏa thuận đầu tư song phương hay quá trình thực hiện cam kết của hai nước về vấn đề biển đổi khí hậu và những quy định mới nhằm giảm thiếu nguy cơ xảy ra xung đột tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Khi lãnh đạo Mỹ - Trung gặp nhau những năm trước, nền kinh tế Trung Quốc đang “bay cao” còn kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang bị chững lại, các biện pháp cải tổ nền kinh tế của Bắc Kinh đang bị đặt dấu hỏi.  Một cựu quan chức cấp cao của Trung Quốc đánh giá: “Những chỉ số kinh tế không tích cực trong thời gian qua đang đặt Chủ tịch Tập Cận Bình vào thế khó vì ông không quen bước vào hội nghị với phía Mỹ bằng chiếc chân không thuận”.

Ngoài vấn đề kinh tế, Trung Quốc cũng đang đối diện với nguy cơ bị Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt vì vụ tấn công mạng. Theo đó, Washington đã đe dọa sẽ công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào những cá nhân và công ty của Trung Quốc. Phát biểu tại hội nghị của nhóm Business Roundtable, Tổng thống Obama cho biết: “Chúng tôi đang chuẩn bị nhiều biện pháp để thông báo với Trung Quốc rằng vấn đề này không đơn giản như họ nghĩ”. Tuy nhiên, giới chức Mỹ cũng thừa nhận rằng để tránh “phủ bóng đen” lên chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, Washington sẽ không đưa ra bất cứ lệnh trừng phạt nào trước chuyến thăm.

Một vấn đề khác cũng sẽ được đưa ra thảo luận để lãnh đạo hai nước có thể trao đổi thẳng thắn đó là quá trình quân sự hóa của Trung Quốc thời gian qua,động thái được đánh giá là nhằm đối phó lại ưu thế về Hải quân của Mỹ ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương. Một quan chức cấp cao của Mỹ nhấn mạnh rằng Tổng thống Obama sẽ không ngại đề cập đến những vấn đề còn bật đồng giữa hai nước: “Chúng tôi sẽ không rút lại bất cứ nắm đấm nào giướng ra. Khi không thể thu hẹp khoảng cách những bất đồng, cách tốt nhất là cùng nhau thảo luận để tìm cách quản lý chúng hiệu quả nhất” .

Ngọc Anh

Tổng hợp

 

Tổng thống Obama sẽ xử lý khôn khéo với Trung Quốc - 2