1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Tổng thống Nga kéo nhà đầu tư vào vùng biển Crimea

Vùng nội thủy và lãnh hải dọc theo bờ biển Crimea là khu vực kinh tế tự do, kêu gọi thu hút đầu tư quốc tế.

Đài truyền hình TSN đưa tin hôm 2/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một luật liên bang để vùng nội thủy và lãnh hải dọc theo bờ biển Crimea trở thành “khu vực kinh tế tự do" (SEZ).

Luật mới đã được đăng tải trên các cổng thông tin điện tử của chính phủ Nga hôm 1/7. Dự thảo Luật này đã được Chính phủ Nga phê duyệt từ tháng 10/2016.


Crimea là khu vực kinh tế tự do phát triển vùng biển.

Crimea là khu vực kinh tế tự do phát triển vùng biển.

Thông tin từ Điện Kremlin cho hay, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi vào ngày 21/6 vừa qua, Hội đồng Nhà nước Liên bang phê chuẩn nó vào ngày 27/6.

Theo TSN, chính phủ liên bang Nga muốn vùng biển gần bán đảo Crimea trong khu vực kinh tế tự do sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư Nga và quốc tế hơn nữa.

Khu vực kinh tế tự do ở Crimea sẽ đóng góp vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, du lịch bằng du thuyền và thuyền buồm, cũng như tạo công ăn việc làm mới.

Nhà lãnh đạo Cộng hòa Crimea Sergey Aksenov chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình cho biết, luật mới cho phép có nhiều nhà đầu tư từ Nga và quốc tế đến với bán đảo này hơn.

Trong quý đầu năm 2017, kinh tế bán đảo đã được đầu tư hơn 23 tỷ rúp. Đáng chú ý là con số này đã tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2016.

Đồng thời, người đứng đầu của nước Cộng hoà cũng ghi nhận rằng đã có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng người tham gia khu kinh tế tự do. Đầu tư vào SEZ tại vùng ven biển có thể lên đến 100 tỷ rúp.

Vào tháng 5/2017, 186 doanh nghiệp đã đầu tư vào Crimea và trở thành thành viên tham gia Khu kinh tế tự do của Crimea. Hiện đã triển khai được 160 dự án, mang lại hơn 205 tỷ rúp đầu tư.

Ông Aksyonov nhấn mạnh rằng việc thực hiện các hiệp định sẽ tạo ra hơn 18 nghìn việc làm.


 Crimea được Nga đầu tư mọi lĩnh vực và thu hút nước ngoài.

Crimea được Nga đầu tư mọi lĩnh vực và thu hút nước ngoài.

Dưới sự quản lý của Ukraine trước đây, Crimea chỉ được chú trọng phát triển du lịch nhưng Kiev cũng không đầu tư vào bất kỳ quỹ nào. Từ khi sáp nhập vào Nga năm 2014, tình hình đã được cải thiện đáng kể. Chính phủ Nga đang phát triển tất cả các lĩnh vực ở Crimea: kinh tế, chính trị, xã hội và du lịch.

Ngoài hưởng sự đầu tư của Nga, Crimea vẫn nhận được sự chú ý của nước ngoài.

Trong một cuộc họp báo tại Abu Dhabi, Giám đốc điều hành (CEO) của Tập đoàn Rostec Nga, Sergei Chemezov tuyên bố, Nga sẽ ký hợp đồng với Iran về việc cung cấp tuabin cho các nhà máy nhiệt điện ở Crimea, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Mặc dù Iran không công nhận việc Nga thống nhất bán đảo Crimea nhưng nước này sẵn sàng hỗ trợ Moscow đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho bán đảo này.

Tờ Les Echos của Pháp mới đây cho biết, tại Diễn đàn Kinh tế Yalta, đã có rất nhiều chính trị gia và doanh nhân tham dự chú ý tới sự thu hút đầu tư của Nga vào bán đảo Crimea.

Đại diện đặc biệt của cựu Tổng thống Pháp Nikolya Sarkozi tại Nga- ông Jean-Per Toma nói: "Crimea là Nice 50 năm trước! Ở đây có tiềm năng to lớn. Hôm nay chúng ta cần phải tuân thủ các biện pháp trừng phạt, nhưng đã đến lúc bắt đầu chuẩn bị cho những cơ hội…"

Các công ty của Pháp trong lĩnh vực du lịch, rượu, mỹ phẩm, cải thiện đô thị cũng rất quan tâm và tới tham dự đông đảo trong những cuộc thảo luận về Crimea. Tờ báo Pháp cho biết, các công ty có ý định bí mật nghiên cứu tình hình và triển vọng ở đây.


Trung Quốc muốn đầu tư hầm vượt biển Crimea- Nga.

Trung Quốc muốn đầu tư hầm vượt biển Crimea- Nga.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã sang thăm bán đảo Crimea hồi tháng 3/2015 và nói bán đảo này hoàn toàn có thể hồi sinh tiềm năng công nghiệp dựa vào nỗ lực giúp đỡ của Nhật Bản.

Trung Quốc mới đây cũng thể hiện muốn giúp đỡ bán đảo này có sự gắn kết hơn với nước Nga khi làm dự án đường hầm dưới biển song song với cây cầu Kerch nối liên bang Nga và Crimea.

Bắc Kinh coi đây là một điểm trung chuyển trong khuôn khổ siêu dự án “Vành đai Con đường” và quyết định đổ tiền đầu tư vào đây đường hầm có thu phí.

Theo Đông Phong

Báo Đất việt