1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thỏa thuận ngừng bắn Syria: Phiến quân bị bỏ rơi?

Mỹ bây giờ, không phải chọn cách chơi mà chọn cái nào tốn kém ít nhất nhưng có lợi nhất.

Vào tối thứ sáu ngày 9/9/2016, sau hơn 14 tiếng đồng hồ đàm phán căng thẳng tại Geneva, cuối cùng 2 ngoại trưởng Nga, ông Sergey Lavrov và ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry đã thỏa thuận ký một hiệp định ngừng bắn tại Syria.

Sau gần 14 tiếng đồng hồ căng thẳng, vất vả của 2 ngoại trưởng Nga và Mỹ tại Geneva.
Sau gần 14 tiếng đồng hồ căng thẳng, vất vả của 2 ngoại trưởng Nga và Mỹ tại Geneva.

Có thể nói, hiệp định ngừng bắn tại Syria đánh dấu một sự thay đổi lớn của Washington về giải pháp cuối cùng cho Syria, bởi lẽ, trước đó tại G-20 ở Hàng Châu –Trung Quốc, trong lần gặp Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Obama đã thẳng thừng bác bỏ.

Lý do thứ nhất là do Putin đã chơi theo kiểu “tay trên” (highhandedly) coi như Mỹ đã không còn là người chơi chính trên chiến trường Syria nữa.

Lý do đơn giản thứ hai là những thỏa thuận này phù hợp với chính sách và lập trường của ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump thay vì bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ.

Cả hai lý do đó khiến Obama bác bỏ là đương nhiên. Mà chúng ta cũng cần biết, ông Trump đề xuất vài tháng trước, rằng Mỹ nên để cho Putin kết thúc cuộc chiến ở Syria, khẳng định rằng các nhà lãnh đạo Nga sẽ có thể làm tốt hơn…

Tuy nhiên, lợi ích quốc gia là trên hết, cuộc đàm phán tại Geneva lần này kéo dài gần 13 tiếng đồng hồ, trong đó, ngoại trưởng Mỹ nhiều lần phải ngắt quãng vì cần thảo luận với với các đồng nghiệp ở Washington và chờ đợi quyết định từ Washington trước khi đặt bút ký hiệp định.

Điều đó chứng tỏ các thỏa thuận Nga là chủ động hơn khi mà ông Sergey Lavrov không cần phải chờ quyết định từ Moscow.

Thỏa thuận ngừng bắn được chính phủ Syria “chấp thuận hoàn toàn” và sẽ được thực hiện vào ngày 12/9, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ của người Hồi giáo Eid al-Adha. Phe đối lập (phe được chính thức công nhận đàm phán tại Geneva) vẫn chưa nhận được nó.

Sau khi ngừng bắn 7 ngày, Nga và Mỹ sẽ thành lập một Trung tâm phối hợp thực hiện, trong đó quân đội và đại diện của tình báo hai nước sẽ "xử lý các vấn đề thực tế, tách những kẻ khủng bố và phe đối lập”.

Việc tấn công những kẻ khủng bố chỉ được thực hiện bởi các lực lượng không quân của Nga và Mỹ. Chúng tôi đã thỏa thuận về khu vực có các cuộc tấn công sẽ được thực hiện", Ngoại trưởng Nga tuyên bố.

Thỏa thuận ngừng bắn chưa được công bố chính thức nhưng đã có một số tình tiết “mặc cả” của các bên đạt được (theo DEBKA file, ngày 10/9) có tác động rất mạnh đến kết quả của thỏa thuận đáng chú ý như sau:

Đó là thỏa thuận ngầm Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại G-20 trong cuộc gặp bên lề của Putin và Erdogan. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ ngừng hỗ trợ hoàn toàn cho toàn bộ phiến quân được Mỹ và Saudi Arabia … đang chiến đấu chống lại quân đội Assad tại phía Bắc Aleppo. (Lưu ý đám phiến quân này Mỹ coi là “ôn hòa” sẽ bị “cắt đứt động mạch chủ” nếu không có viện trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ). Tất nhiên quân đội Syria sẽ giành được Aleppo về tay mình.

Đổi lại Thổ Nhĩ Kỳ có được một “vùng an toàn” phía Bắc Syria rộng chừng 4000km vuông bao gồm các thị trấn của Syria Jarablus, Manjib, Azaz và Al-Bab do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. (Mặc cả này cũng giống như Mỹ buộc YPG phải rút toàn bộ lực lượng về phía Đông sông Euphrates).

Có thể nguồn tin về thỏa thuận bí mật trên là không chính xác, tuy nhiên, xét tình thế Syria sau thỏa thuận thì khá phù hợp.

Thật vậy, về lực lượng thì chủ yếu có 3 lực lượng chính có thể tham gia vào đàm phán cho một giải pháp chính trị. Đó là lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, lực lượng YPG do Mỹ hậu thuẫn và lực lượng chính phủ. Còn lực lượng khủng bố thánh chiến là đối tượng tác chiến của 3 lực lượng kia.

Nếu như không nhầm thì công việc chia tách, phân loại thành phần lực lượng tại Syria là điểm khó dung hòa nhất của Nga-Mỹ trước khi đi đến thỏa thuận ngừng bắn. Thế nhưng tại sao Mỹ phải chấp nhận, có lẽ vì yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc Mỹ phải bỏ rơi một số không khả dụng.

Khi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt tay thay đổi cách chơi thì muốn hay không Mỹ buộc phải lựa chọn. Với Mỹ bây giờ, không phải chọn cách chơi mà chọn cái nào tốn kém ít nhất nhưng có lợi nhất. Quá tham, bất chấp lợi ích người khác thì mất đàn em, mất đồng minh.

Hy vọng Syria sẽ có hòa bình, có một cuộc tổng tuyển cử mà các lực lượng đối lập thân Mỹ có YPG, thân Thổ Nhĩ Kỳ… sẽ được nhân dân Syria lựa chọn qua lá phiếu của mình. Đó là kịch bản hay nhất, có hậu nhất cho nhân dân Syria.

Theo Lê Ngọc Thống

Đất Việt