1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thổ báo động giả "đảo chính 2" vì Tướng Mỹ thăm Incirlik

Thổ Nhĩ Kỳ nhận báo động về cuộc đảo chính lần 2 và kiểm soát căn cứ Incirlik trước thềm chuyến thăm của Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.

Hôm 31/7, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Joseph Dunford tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ và trở thành quan chức Mỹ đầu tiên tới Ankara sau đảo chính 15/7.

Chuyến thăm này của vị Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ dự kiến để hòa giải và làm sáng tỏ sự bất ổn trên vị trí của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính.

Ngay trước thềm chuyến thăm này 2 ngày, lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện kiểm tra khu căn cứ Không quân của Mỹ-NATO là Incirlik- tại tỉnh Adana- và giải thích rằng nghi ngờ có âm mưu đảo chính lần thứ hai.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford.

Căn cứ Incirlik đã bị đóng cửa trong 4 tiếng đồng hồ kiểm tra đột xuất ngay trong đêm. Sau đó, vị Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ về các vấn đề EU Omer Celik thông tin trên APA viết trên trang Twitter cho hay: "Tôi đang ở Adana... Chúng tôi đã tiến hành tổng kiểm tra các hệ thống an ninh. Không có bất cứ sự cố nào".

Dẫu vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ đột xuất kiểm tra khu căn cứ quân sự của Mỹ cho thấy Ankara hoàn toàn dám làm những điều mạnh mẽ hơn đối với quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Mỹ nếu Mỹ tiếp tục không dẫn độ Giáo sỹ Fethullah Gulen.

Vị Giáo sỹ này đã được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng chỉ là một "con tốt" chống lưng cho một âm mưu bí ẩn phía sau.

Trong những phát biểu của mình, ông Erdogan thường xuyên nhắc tới một "kẻ chủ mưu", được nhiều người coi là ám chỉ Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng.

Cùng ngày, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ giấu tên cho biết Cơ quan tình báo quốc gia (MIT) đã chặn được hàng loạt tin nhắn mã hóa mà những người ủng hộ giáo sĩ Gulen gửi đi trước vụ đảo chính bất thành hôm 15/7, theo đó giúp Ankara thu thập được hàng nghìn cái tên trong mạng lưới của giáo sĩ này.

Các chuyên gia cho rằng, dường như đây chỉ là trò chơi “vây bắt Po-Gulen” (nhại trò chơi “Po-(Vây bắt) Pokemon”), ông Erdogan đang biến căn cứ Incirlik thành “con tin”, nhằm gây sức ép buộc Washington dẫn độ giáo sĩ Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ.

Không chỉ đến khi vụ đảo chính quân sự hôm 16/7 nổ ra mà từ trước đến nay, vị Giáo sỹ này luôn bị chính quyền Ankara truy bắt và yêu cầu Mỹ dẫn độ về nước vì những cáo buộc cầm đầu phong trào Hồi giáo Hizmet, âm mưu lập một “chính phủ song song” với chính quyền Ankara.

Giáo sĩ Gulen thực ra chỉ là con tốt thí?
Giáo sĩ Gulen thực ra chỉ là "con tốt thí"?

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, vị giáo sĩ này là quân bài đối lập quan trọng mà Mỹ dùng để khống chế chính quyền Ankara. Nếu chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đi “chệch hướng” trong quan hệ với Mỹ là Washington sẽ sử dụng nó để “điều chỉnh hành vi” của đồng minh.

Nếu Mỹ không có dính líu trực tiếp vào âm mưu đảo chính này thì chính quyền Washington cũng phải chịu trách nhiệm gián tiếp, bởi họ đã chứa chấp, bảo vệ và dung túng cho những hành động chống phá Thổ Nhĩ Kỳ, không đếm xỉa gì đến an ninh quốc gia của các nước đồng minh.

Theo Huy Vũ/Yenisafak, Blomberg

Đất Việt