1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thảm họa sóng thần Indonesia: Số người chết có thể lên tới hàng nghìn người

(Dân trí) - Giới chức Indonesia cho biết, số người chết do thảm họa động đất, sóng thần ở đảo Sulawesi của nước này hôm 28/9 tính đến thời điểm hiện tại là 450 người, song con số này có thể tăng tiếp lên hàng nghìn người khi công tác tìm kiếm, cứu hộ vẫn được tiếp tục.

Động đất mạnh kéo theo sóng thần tại Indonesia


Số người chết vì sóng thần ở Indonesia liên tục tăng. (Ảnh: EPA)

Số người chết vì sóng thần ở Indonesia liên tục tăng. (Ảnh: EPA)

Washington Post dẫn lời giới chức địa phương Indonesia cho biết, số người chết do động đất, sóng thần ở đảo Sulawesi đã vượt 450 người, riêng ở khu vực Palu có hơn 420 người thiệt mạng.

Trả lời phỏng vấn truyền thông địa phương, Phó Tổng thống Jusuf Kalla cho biết số người thiệt mạng có thể tăng lên hàng nghìn người. Trong khi đó, công tác cứu hộ vẫn gặp rất nhiều khó khăn do đường sá, cầu bị sập, trong khi khu vực Donggala và một số khu vực khác vẫn bị cô lập sau thảm họa kép động đất, sóng thần.

Một trận động đất mạnh 7,5 độ Richter đã tấn công đảo Sulawesi của Indonesia, cách thủ đô Jakarta khoảng 2.500 km về phía Đông Bắc. Trận động đất đã kéo theo đợt sóng thần cao tới 6m, phá hủy nhiều nhà cửa trong khu vực, hàng trăm người thiệt mạng.

Giới chức Indonesia đã đưa ra cảnh báo sóng thần, nhưng điều đáng nói là họ đã dỡ bỏ chỉ khoảng 34 phút sau đó. Đợt sóng thần đã xảy ra không lâu sau đó khiến nhiều người dân không kịp xoay sở.

Cơ quan địa vật lý Indonesia (BMKG) khẳng định họ đã tuân thủ đúng các quy định và dỡ bỏ cảnh sóng thần dựa trên các dữ liệu thu được từ cảm biến thủy triều gần nhất, nằm cách Palu khoảng 200km.

“Chúng tôi không có các dữ liệu quan sát tại Palu. Vì vậy, chúng tôi phải sử dụng dữ liệu sẵn có và dỡ bỏ cảnh báo dựa trên nó”, Rahmat Triyono, người đứng đầu Trung tâm sóng thần và động đất thuộc BMKG, cho hay.

Quan chức trên cho biết thêm, thiết bị theo dõi thủy triều gần nhất, chuyên đo những thay đổi trong mực nước biển, chỉ đo được sóng cao 6cm và không phát hiện những con sóng lớn gần Palu. “Nếu chúng tôi có thiết bị đo thủy triều hoặc dữ liệu kịp thời tại Palu thì chắc chắn mọi chuyện khác rồi. Đây là điều chúng tôi phải tính tới cho tương lai”, ông Triyono nói thêm.


(Ảnh: EPA)

(Ảnh: EPA)


(Ảnh: Antara)

(Ảnh: Antara)


(Ảnh: Reuters)

(Ảnh: Reuters)


(Ảnh: Reuters)

(Ảnh: Reuters)


(Ảnh: Reuters)

(Ảnh: Reuters)


(Ảnh: Reuters)

(Ảnh: Reuters)

Minh Phương

Theo Washington Post