1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Tàu sân bay Mỹ nghi bị 7 tàu Trung Quốc “vây” trên Biển Đông

(Dân trí) - Bức ảnh vệ tinh được cho chụp lại cảnh tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan bị một một tàu khác, nghi là của Trung Quốc, vây quanh trên Biển Đông đã gây xôn xao cộng đồng mạng.

Tàu sân bay Mỹ nghi bị 7 tàu Trung Quốc “vây” trên Biển Đông  - 1

Hình ảnh vệ tinh được cho chụp tàu USS Ronald Reagan nghi bị 7 tàu chiến Trung Quốc vây quanh trên Biển Đông (Ảnh: Twitter)

Theo Sputnik, sự việc bắt đầu từ khi người dùng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc có tên zhezhongzhihuizhang đăng tải một bức ảnh vệ tinh được cho là ghi lại tàu USS Ronald Reagan của Mỹ bị ít nhất 7 tàu chiến khác, nghi là của Trung Quốc, vây quanh ở vùng biển đông bắc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông vào ngày 24/9.

Bức ảnh này sau đó đã được lan truyền tới các mạng xã hội khác, dường như cho thấy rằng tàu USS Ronald Reagan đã di chuyển một mình mặc dù các tàu sân bay thường đi theo nhóm tác chiến với các tàu khác theo cùng hộ tống và hỗ trợ.

Một phát ngôn viên của Hạm đội 7 Mỹ từ chối xác nhận liệu vụ việc có diễn ra hay không, chỉ nói rằng tàu USS Ronald Reagan đã “thực hiện nhiệm vụ tuần tra như thường lệ”. Trong khi đó, một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng không xác nhận hay phủ định về nghi vấn tàu chiến Mỹ bị tàu của họ vây xung quanh trên Biển Đông.

Tuy nhiên, quan chức Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc Mỹ đưa tàu sân bay tới Biển Đông.

Mỹ thường xuyên tổ chức các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và hàng không tại khu vực Biển Đông nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý, hành vi bồi đắp và quân sự hóa trái phép của Trung Quốc tại khu vực biển giàu tài nguyên.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan di chuyển tới Biển Đông không lâu trước ngày quốc khánh Trung Quốc (1/10). Tuy nhiên, theo Sputnik, động thái này là không bất thường nếu dựa theo lịch sử triển khai khí tài tuần tra Biển Đông của Mỹ trong thời gian qua.

Đức Hoàng

Theo Sputnik