1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Tại sao CIA không thể nghe lén Tổng thống Putin?

Phóng viên AiF đã trao đổi chuyên gia liên lạc vô tuyến điện Avdeev Ghenadi Aleksandrovich về việc khả năng cuộc điện đàm của Tổng thống V.Putin bị nghe trộm hay không.

Có lẽ do quá lo lắng về sự an toàn của các cuộc nói chuyện điện thoại của V.Putin nên các phóng viên AiF (Luận chứng và Sự kiện – Nga) đã có cuộc trao đổi với chuyên gia quân sự, đại tá nghỉ hưu, chuyên gia liên lạc vô tuyến điện danh dự (tức là được công nhận là chuyên gia liên lạc vô tuyến có trình độ cao nhất – NV) Avdeev Ghenadi Aleksandrovich về việc liệu có khả năng các cuộc điện đàm của Tổng tư lệnh tối cao V.Putin bị nghe trộm hay không.

Sau đây là các ý kiến trả lời của ông, trước hết là hai quan điểm chính:

1. Liên lạc điện thoại của Tổng thống Nga được bảo vệ bằng một thiết bị mã hóa cực mạnh, CIA cần gần 90 năm để có thể giải mã được các cuộc điện đàm của V.Putin

2. Các cơ quan tình báo Mỹ không có bất kỳ một cơ hội nào để nghe trộm điện thoại của các quan chức cao cấp hàng đầu Nga. Mối đe dọa thông tin hiện tại đối với Nga không xuất phát từ các điệp viên nước ngoài, mà là từ những kẻ phản bội.

Tại sao CIA không thể nghe lén Tổng thống Putin?
Chuyên gia liên lạc vô tuyến danh dự Các lực lượng vũ trang Liên Xô Ghenadi Avdeev – người được cho là biết rất nhiều bí mật quân sự. (Nguồn: AiF/Vitali Kolbacin)

Tại sao Người Mỹ lại có thể nghe trộm được điện thoại của A.Merkel và F.Hollande?

“Đức, Pháp có quan hệ hữu nghị với NATO và Mỹ, thành thử các nước Châu Âu nói trên cùng với Mỹ sử dụng các thiết bị điện tử cùng kiểu. Chính vì thế mà CIA có khả năng kết nối được với các kênh liên lạc bí mật của A.Merkel (thủ tướng Đức) và F.Hollande (tổng thống Pháp)".

Điện thoại của V.Putin được bảo vệ như thế nào?

Nghe trộm điện thoại di động của một công dân bình thường không phải là một việc khó đối với các cơ quan Tình báo Nga.

Thậm chí khi điện thoại di động tắt thì pin điện thoại vẫn hoạt động và có thể xác định được mục tiêu đang ở đâu vào thời điểm đó. Đây là cái cách mà người ta đã sử dụng để xác định vị trí của nghi phạm sát hại chính khách Boris Nhemsov thời gian gần đây.

Đối với các nhân vật đứng đầu nhà nước, dĩ nhiên, có hệ thống bảo vệ thông tin đặc biệt.

Tại sao CIA không thể nghe lén Tổng thống Putin?
Trong cuộc xung đột Nagornyi Karabakh Ghneadi Avdeev chịu trách nhiệm đảm bảo liên lạc cho Bộ Tổng tham mưu ở Matxcova, Chính quyền Tbilixi (Gruzia) và Baku (Azerbaizan). (Nguồn: hồ sơ cá nhân của G.Avdeev)

Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ tổng thống – đó là liên lạc vệ tinh. Các thiết bị của hệ thống này được trang bị các bộ mã hóa cực mạnh và đối phương cần khoảng gần 90 năm để giải mã và nắm được nội dung các cuộc nói chuyện điện thoại của tổng thống.

Chính vì vậy mà trong những năm tới các cơ quan tình báo nước ngoài không thể nghe lén điện thoại của các nhân vật hàng đầu của chúng ta, tôi tin chắc 100% là như vậy, trừ trường hợp đấy là các cuộc nói chuyện điện thoại mang tính chất cá nhân.

Về mặt lý thuyết, gián điệp đối phương có thể nghe trộm được điện thoại của các bộ trưởng vì họ không có các hệ thống bảo vệ mạnh như vậy, nhưng chắc gì các gián điệp Mỹ đã quan tâm đến cỡ bộ trưởng (của Nga).

Tổng thống Liên Bang Nga có các kênh liên lạc được bảo mật (không chỉ liên lạc vệ tinh) đảm bảo an toàn cho các cuộc nói chuyện điện thoại. Người đứng đầu nhà nước tự xác định mức độ quan trọng của cuộc đàm thoại và từ đó những người có trách nhiệm lựa chọn thiết bị bảo mật phù hợp.

Tại sao CIA không thể nghe lén Tổng thống Putin?
Để có thể giải mã được của các cuộc nói chuyện điện thoại của người đứng đầu quốc gia Nga, CIA cần tới 90 năm. (Nguồn: từ hồ sơ cá nhân của G.Avdeev)

Chuyên gia liên lạc vô tuyến hàng đầu Liên Xô này cũng cho biết lý do tại sao các chuyên gia Mỹ không thể nghe trộm được điện thoại của Tổng thống Nga.

Vấn đề là ở chỗ các trang thiết bị bảo vệ do chính các chuyên gia Nga thiết kế.

“Đấy không phải là các hệ thống và công nghệ mua của nước ngoài, mà hoàn toàn là các modul của Nga. Chúng được thiết kế và chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác từ hàng nhiều thập kỷ nay.

Hệ thống được thực hiện hoàn toàn bằng công nghệ Nga, có thể một vài linh kiện lẻ nào đó là mua của nước ngoài, nhưng chỉ có thế và không hơn, tất cả những linh kiện, chi tiết quan trọng nhất – đều là của Nga.

Chính vì vậy mà (chúng ta –Nga) không cần phải lo lắng về chuyện bảo mật cho liên lạc của Tổng thống. Đối phương không có bất kỳ một cơ hội nào”.
 
Tại sao CIA không thể nghe lén Tổng thống Putin?
Các thiết bị mã hóa của Liên Xô và Nga hiện nay vẫn nằm ngoài tầm với của các Cơ quan đặc biệt (tình báo) Mỹ. Nguồn: từ hồ sơ cá nhân của G.Avdeev

Có thể nghe trộm điện thoại qua cửa kính phòng Tổng thống được không?

“Quả là có những thiết bị nghe trộm nghe được cuộc nói chuyện cách phòng của đối tượng ở cự ly dưới 500 m. Nhưng những “con rệp” như vậy cài đặt quanh nơi tổng thống làm việc ngay lập tức sẽ bị phát hiện và bị các hệ thống phát hiện vô hiệu hóa.

Các anh chàng cao to đẹp trai mặc các bộ comple có vẻ hơi cứng luôn có mặt xung quanh nơi tổng thống đang làm việc không phải để ngắm cảnh”.

Thông tin về kẻ thù – sự đảm bảo cho chiến thắng

Người ta đảm bảo an toàn thông tin không chỉ cho tổng thống, mà còn cho các ngân hàng, các tập đoàn nhà nước, các tổ chức thương mại...
 
Tại sao CIA không thể nghe lén Tổng thống Putin?
Vị đại tá 64 tuổi này tin tưởng chắc chắn vào mức độ an toàn của các kênh liên lạc phục vụ Tổng thống Nga. (Nguồn: từ hồ sơ cá nhân của G.Avdeev)

Trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, công tác bảo vệ an ninh thông tin cho liên lạc vô tuyến và các hệ thống máy điện báo được thực hiện từ cấp sư đoàn và cao hơn.

Hiện nay, các hệ thống thông tin từ cấp tiểu đoàn trở lên đã được trang bị thiết bị bảo vệ. Ở bên ngoài dân sự cũng vậy: từ cấp quận huyện trở lên. Trước đây chỉ có lãnh đạo cấp cấp vùng (tỉnh) mới được bảo đảm an ninh thông tin.

“Mối đe dọa đối với nước Nga hiện đại không chỉ xuất phát từ hoạt động gián điệp của các cơ quan tình báo nước ngoài, mà còn từ những kẻ phản bội bán thông tin gây những thiệt hại kinh hoàng cho đất nước”.

Tên phản bội nổi tiếng nhất

Một trong những tên phản bội nổi tiếng nhất của Liên Xô là phi công Viktor Belenko.

Năm 1976 tên này đã cướp một máy bay MiG và bay sang Nhật Bản. Đối phương nhận được một con chip nhận dạng “địch-ta”.

Để hiểu hơn về hậu quả của hành động phản bội này, bạn hãy hình dung là chỉ cần cài mã thông tin như vậy vào bất kỳ một chiếc máy bay nào của NATO – và nó có thể dễ dàng bay khắp Liên Xô bởi vì chiếc máy bay này sẽ phát ra tín hiệu “tôi là người của ta”.

Cả hệ thống nhận biết “địch-ta” của Liên Xô buộc phải làm lại từ đầu.
 
G.Avdeev đã từng giảng bài về an ninh thông tin từ thời Xô Viết. (Nguồn:

G.Avdeev đã từng giảng bài về an ninh thông tin từ thời Xô Viết. (Nguồn: hồ sơ riêng của G.Avdeev)

Theo các tuyên bố chính thức của các cơ quan tuyên truyền Liên Xô cuối những năm 70, Liên Xô đánh giá thiệt hại vật chất từ vụ đào tẩu của Belenko bằng một con số khủng khiếp thời kỳ đó - vào khoảng 2 tỷ rúp! (để bạn đọc dễ hình dung: xe máy “Minsk” lúc đó có giá 320 hoặc 330 rúp; xe “Voskhod - 450 rúp- nếu người viết nhớ không nhầm).

Buộc phải thay thế toàn bộ thiết bị của hệ thống nhận biết “địch-ta” trên toàn lãnh thổ Xô Viết.

Tòa án quân sự tối cao Liên Xô đã kết án tử hình vắng mặt Belenko vì tội phản bội Tổ quốc.

Theo một số nguồn tin thì hiện Belenko vẫn đang sống khỏe mạnh nhởn nhơ tại Mỹ.

Bốn mưoi năm sau, có lẽ ở một mức độ nào đó Nga đã rửa được một phần mối hận với Mỹ bằng cách “ân cần” tiếp đón và sắp xếp cho cựu nhân viên tình báo Mỹ E.Snowden, đào tẩu từ Mỹ sang.

Nhà lập trình này đã cung cấp cho thế giới các bí mật của CIA, trong đó có cả thông tin về các vụ nghe lén A.Merkel, F. Hollande và các cộng sự của họ.

Thi thoảng từ đất Nga E.Snowden lại tung lên không gian mạng một bài chi tiết về hoạt động gián điệp của các “cựu” đồng nghiệp của mình tại Mỹ.

Theo Lê Hùng (tổng hợp)
Đất Việt
 
G.Avdeev đã từng giảng bài về an ninh thông tin từ thời Xô Viết. (Nguồn: