1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Syria có đủ quan trọng để Nga phải can thiệp quân sự?

Theo truyền thông phương Tây, vũ khí, binh lính Nga đã hiện diện ở Syria nhằm chuẩn bị cho sự can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến ở nước này.

Truyền thông phương Tây đưa tin vũ khí và lính Nga đã đến Syria

Vừa qua, những tin tức của truyền thông phương Tây cùng một loạt hình ảnh “mờ ảo” xuất hiện trên mạng xã hội đã làm dấy lên nghi ngờ về sự xuất hiện của máy bay chiến đấu và máy bay không người lái của Nga ở khu vực gần tỉnh Idlib của Syria.

Thậm chí, thông tin này còn cho biết trong số các máy bay được cho là của Nga xuất hiện tại Syria có cả loại máy bay ném bom tiền tuyến hiện đại Sukhoi Su-34. Đây là loại máy bay mà Nga chưa xuất khẩu cho nước nào nên dĩ nhiên là quân đội Syria hiện chưa có.

Được biết, vào ngày 1-9, trang tin Ynet News của Israel dẫn lời các nhà ngoại giao phương Tây cho biết Nga gửi một “lực lượng viễn chinh” tới Syria để thiết lập căn cứ không quân gần thủ đô Damascus.

Báo cáo nói thêm rằng, lực lượng này chỉ là tiền trạm, còn sau đó hàng ngàn nhân viên quân sự Nga bao gồm nhân viên tư vấn, hậu cần, kỹ thuật, phòng không, hướng dẫn viên và phi công tới Syria nhằm thực hiện sứ mệnh chống IS và các nhóm phiến quân nổi dậy tại đây.

Tác giả bản báo cáo, Alex Fishman của trang Ynet News thẳng thắn tuyên bố: “Tôi không tiết lộ nguồn tin của mình. Tôi không đăng tải điều gì mà không có nguồn tin chính xác. Tôi đã làm việc 40 năm trong lĩnh vực quân sự. Vì vậy, bạn có thể hiểu rằng đó là một nguồn tin rất đúng sự thực”.

Syria co du quan trong de Nga phai can thiep quan su?

Truyền thông phương Tây cho rằng, quân Nga đã hiện diện ở Syria

Ngày 3-9, người phát ngôn Nhà Trắng tuyên bố: “Chúng tôi đã biết về các thông tin Nga triển khai binh lính và máy bay tới Syria” và cho biết, Mỹ đánh giá mọi hình thức ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad đều chỉ “gây bất ổn và phản tác dụng”.

Tuy nhiên, cả Nhà Trắng lẫn Lầu Năm Góc đều từ chối không cho biết đã nắm được tin tức tình báo nào để giúp xác minh tính chính xác của các thông tin trên mạng xã hội trên. Người phát ngôn Lầu Năm Góc Peter Cook nói: “Điều đó tùy thuộc vào việc phía lực lượng của Nga sẽ giải thích chính xác họ đang làm gì”.

Tờ The New York Times của Mỹ cũng đưa tin là Nga đã dựng các căn nhà cho hàng trăm người và các trạm không lưu di động. Phía Mỹ cho rằng các nhà tạm này nhằm mục đích để Nga đưa khoảng 1.000 cố vấn quân sự hoặc binh lính tới căn cứ không quân ở Syria.

Nhưng một số quan chức Mỹ khác lại cho rằng không có dấu hiệu cho thấy Nga có kế hoạch đưa một lực lượng bộ binh lớn, nhưng những căn nhà tạm này có thể được sử dụng làm bến đỗ chính để vận chuyển các thiết bị quân sự cho chính phủ Syria, thậm chí là nơi đóng quân để Nga tiến hành các cuộc không kích giúp đỡ phe Tổng thống Assad.

Bình luận về vấn đề này, giới chức quân sự và chính trị của Nga đều bác bỏ thông tin trên. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, sự tham gia của quân đội Nga trong cuộc xung đột tại Syria “không nằm trong kế hoạch của Nga” và nó cũng “chưa từng được bàn đến”.

Syria co du quan trong de Nga phai can thiep quan su?

Hình ảnh UAV và máy bay chiến đấu Nga được cho là Su-34 hiện diện ở Syria

Tuy nhiên, chính phủ Nga khẳng định họ ủng hộ mạnh mẽ việc hình thành một liên minh chống IS, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gần đây đã gặp nhà lãnh đạo Liên minh Quốc gia Syria (SNC - thuộc phe đối lập) Khaled Khoja tại Moscow cũng để bàn bạc về chuyện này.

Hai bên thảo luận về giải pháp chính trị tiềm năng dành cho Damascus và hình thành một liên minh rộng rãi để chống lại IS. Liên minh này bao gồm quân đội Syria và các lực lượng khác ở khu vực Trung Đông như quân đội Iraq, lực lượng vũ trang của người Kurd và lực lượng đối lập đại diện cho người dân Syria.

Trước tin đồn quân đội Nga vào Syria, ngày 6-9, Tổng thống Putin đã xác nhận rằng Nga đang hỗ trợ vũ khí và huấn luyện binh sĩ của quân đội nước này, tuy nhiên ông cho biết, Nga chưa nghĩ đến việc can thiệp quân sự vào Syria.

Vai trò quan trọng của Syria đối với Nga

Vào thời điểm nửa cuối năm 2013, khi quan hệ Mỹ-Syria đang vô cùng căng thẳng, nguy cơ bị Mỹ không kích và tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk đang lơ lửng trên đầu Damascus, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Nga cần có một nhóm tàu chiến hiện diện thường trực tại Địa Trung Hải để bảo vệ lợi ích của mình tại khu vực này.

Theo truyền thông phương Tây, vũ khí, binh lính Nga đã hiện diện ở Syria nhằm chuẩn bị cho sự can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến ở nước này. Nga bác tin điều quân viễn chinh đến Syria Mỹ tuyên bố theo dõi hoạt động của Nga ở Syria.

Syria co du quan trong de Nga phai can thiep quan su?

Vừa qua, Nga đã tuyên bố sẽ khôi phục sự hiện diện của Liên đội Địa Trung Hải

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô đã duy trì Liên đội hải quân số 5 tại vùng biển Địa Trung Hải từ năm 1967 đến 1992 để đối phó với Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ. Liên đội này bao gồm từ 30-50 tàu chiến và tàu đảm bảo, có thời điểm lên đến gần 100 tàu.

Hơn 20 năm qua, sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, người Nga đau lòng nhìn Mỹ và Nato “thâu tóm" dần đồng minh hoặc các nước có thiện cảm với Liên Xô cũ.

Cùng với chiến lược bành trướng mạnh mẽ về phía đông của NATO, Nga hiểu rằng, nếu không ngăn chặn được cái đà này, tham vọng trở lại với thời kỳ huy hoàng như thời Liên Xô cũ sẽ tan thành mây khói, họ sẽ trở thành “gã khổng lồ cô độc”.

Syria co du quan trong de Nga phai can thiep quan su?

Căn cứ hải quân Tartus là căn cứ quân sự cuối cùng của Nga ở nước ngoài

Ngoài Iran, hiện nay Nga chỉ có đồng minh duy nhất là Syria, và cũng là nước duy nhất mà Moscow có căn cứ quân sự ở khu vực Trung Đông.

Căn cứ hải quân Tartus tuy quan trọng nhưng cũng chưa đạt tới tầm chiến lược vì dù sao nó cũng chỉ là căn cứ hậu cần, kỹ thuật, nhưng nó là cơ sở để bảo đảm cho lực lượng hải quân của mình hoạt động tại khu vực Địa Trung Hải. Hơn nữa, căn cứ này có ý nghĩa biểu tượng quan trọng đối với Moscow.

Sự tồn tại của căn cứ Tartus là vấn đề quan trọng trong chiến lược quân sự của Nga, còn căn cứ tức là còn sự hiện diện quân sự của Moscow tại Địa Trung Hải, đồng thời hải quân Nga muốn hoạt động được ở khu vực này thì phải có căn cứ căn cứ bảo đảm.

Một khi chính quyền Assad sụp đổ, quân đội Nga sẽ bị đánh bật khỏi quân cảng này và đương nhiên là hạm đội Nga sẽ mất chỗ đứng chân ở Địa Trung Hải. Một khi đã mất chỗ đứng chân cuối cùng, liệu đến bao giờ Moscow mới lại khôi phục được địa vị của mình ở Trung Đông?

Hơn nữa, lúc đó Iran sẽ bị bị Mỹ và đồng minh bao vây, cô lập dẫn đến những diễn biến không thể lường trước được. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi muốn tiếp tục hiện diện tại khu vực này, Nga phải bảo vệ Syria cho bằng được.

Syria co du quan trong de Nga phai can thiep quan su?

Hình ảnh được cho là các phương tiện chiến đấu và quân Nga ở Syria

Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố rằng, hiện Moscow mới chỉ cung cấp vũ khí và huấn luyện quân đội Syria chứ chưa hề nghĩ tới việc sẽ can thiệp quân sự vào nước này là điều có cơ sở. Có rất nhiều lí do để nghĩ rằng, hành động của Moscow đã bị vô tình hay cố ý thổi phồng một cách quá đáng.

Nga chưa bao giờ bày tỏ thái độ công khai đối đầu với IS, hơn nữa tình hình Syria hiện nay không có gì trầm trọng để Nga phải can thiệp quân sự vào nước này.

Hơn nữa nếu muốn thì Nga có thể công khai hiện diện ở Syria bởi nước này đã bật đèn xanh cho mở thêm căn cứ không quân. Nga có thể ký hiệp định với Syria và đường hoàng đưa máy bay đến nước này.

Do đó, những thông tin về việc hiện nay Nga sẽ triển khai lực lượng lớn đến Syria nhắm vào IS là điều cần phải xem xét kỹ lưỡng. Những nguyên nhân cho thấy Nga sẽ không triển khai quân đánh IS và thực hư chuyện quân đội nước này hiện diện ở Syria sẽ được chúng ta tìm hiểu trong kỳ sau.

Theo Thiên Nam

Đất Việt

Syria có đủ quan trọng để Nga phải can thiệp quân sự? - 6