1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Sức mạnh “sát thủ diệt ngầm” của Hải quân Mỹ

(Dân trí) - P-8A Poseidon được đánh giá là một trong những máy bay do thám và tìm diệt tàu ngầm hiệu quả nhất thế giới vào thời điểm hiện tại nhờ hệ thống radar, cảm biến hiệu quả và dàn vũ khí tối tân, hiện đại.

Theo Business Insider, tần suất và cường độ hoạt động của các đội tàu ngầm trên thế giới hiện thời ngày càng gia tăng, nhất là ở khu vực châu Á và châu Âu. Điều này buộc các lực lượng hải quân phải tăng cường hoạt động tuần tra hàng hải và tập trung vào cuộc chiến chống tàu ngầm.

Hải quân Mỹ vừa công bố khởi động lại hoạt động của Hạm đội 2 ở bắc Đại Tây Dương, động thái được cho là nhằm đề phòng Nga. Mỹ và NATO cho rằng đội tàu ngầm Nga hoạt động tại khu vực này ngày càng nguy hiểm và chiếm ưu thế khi tác chiến dưới đại dương. Ngoài sự xuất hiện của các tàu chiến ở Hạm đội 2, Mỹ và NATO còn điều tới khu vực một trong những khí tài chống tàu ngầm hàng đầu thế giới, P-8A Poseidon do Mỹ sản xuất, được mệnh danh là “sát thủ” trên đại dương.

Năm 2004, Hải quân Mỹ đã thành lập dự án sản xuất P-8A nhằm thay thế máy bay P-3 Orion huyền thoại, đã phục vụ trong quân đội từ những năm 1960. Chiếc P-8A đầu tiên gia nhập biên chế vào năm 2013, tính đến nay đã có khoảng 60 máy bay đang phục vụ trong Hải quân Mỹ. P-8A sử dụng động cơ tương tự máy bay Boeing 737 airliner nhưng được nâng cấp với hàng loạt tính năng nhằm nâng cao hiệu năng hoạt động. Một máy bay Boeing 737 có thể được lắp ráp hoàn thiện trong 2 tuần, nhưng P-8A thường phải mất khoảng 2 tháng. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Năm 2004, Hải quân Mỹ đã thành lập dự án sản xuất P-8A nhằm thay thế máy bay P-3 Orion huyền thoại, đã phục vụ trong quân đội từ những năm 1960. Chiếc P-8A đầu tiên gia nhập biên chế vào năm 2013, tính đến nay đã có khoảng 60 máy bay đang phục vụ trong Hải quân Mỹ. P-8A sử dụng động cơ tương tự máy bay Boeing 737 airliner nhưng được nâng cấp với hàng loạt tính năng nhằm nâng cao hiệu năng hoạt động. Một máy bay Boeing 737 có thể được lắp ráp hoàn thiện trong 2 tuần, nhưng P-8A thường phải mất khoảng 2 tháng. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

P-8A có thể bay với độ cao tối đa là gần 12.500 m và hoạt động do thám hiệu quả ngay ở khi bay trên cao. Điểm làm nên sự đặc biệt của P-8A so với người tiền nhiệm P-3 chính là hiệu suất nhiên liệu lớn và hệ thống cảm biến hiệu quả vượt trội. P-8A đạt tốc độ tối đa là 907 km/h, nhanh hơn hẳn so với P-3 ở mức 586 km/h. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
P-8A có thể bay với độ cao tối đa là gần 12.500 m và hoạt động do thám hiệu quả ngay ở khi bay trên cao. Điểm làm nên sự đặc biệt của P-8A so với người tiền nhiệm P-3 chính là hiệu suất nhiên liệu lớn và hệ thống cảm biến hiệu quả vượt trội. P-8A đạt tốc độ tối đa là 907 km/h, nhanh hơn hẳn so với P-3 ở mức 586 km/h. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Nhờ hệ thống “mắt thần” trên không, P-8A từng được điều đi làm nhiệm vụ tìm kiếm máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích hồi năm 2014. Hải quân Mỹ đã thực hiện tìm kiếm MH-370 trên Ấn Độ Dương nhưng không tìm thấy manh mối ở vùng biển này. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Nhờ hệ thống “mắt thần” trên không, P-8A từng được điều đi làm nhiệm vụ tìm kiếm máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích hồi năm 2014. Hải quân Mỹ đã thực hiện tìm kiếm MH-370 trên Ấn Độ Dương nhưng không tìm thấy manh mối ở vùng biển này. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Hệ thống cảm biến của P-8A bao gồm radar APY-10 có thể xác định và phát hiện các tàu bề mặt và nhận biết được các tàu ngầm lặn dưới biển sâu. Nó có thể ghi từ khoảng cách rất xa hình ảnh bến cảng, cũng như thực hiện giám sát dọc bờ biển và trên đất liền. (Ảnh: AOFS)
Hệ thống cảm biến của P-8A bao gồm radar APY-10 có thể xác định và phát hiện các tàu bề mặt và nhận biết được các tàu ngầm lặn dưới biển sâu. Nó có thể ghi từ khoảng cách rất xa hình ảnh bến cảng, cũng như thực hiện giám sát dọc bờ biển và trên đất liền. (Ảnh: AOFS)

Ngoài ra, ở phía dưới P-8A là một tháp điện tử / hồng ngoại hỗ trợ việc tìm kiếm và theo dõi các mục tiêu tầm ngắn. Tháp này có thể mang khoảng 7 cảm biến cho phép nó xác định được các tín hiệu nhiệt từ tàu ngầm. (Ảnh: Airliners)
Ngoài ra, ở phía dưới P-8A là một tháp điện tử / hồng ngoại hỗ trợ việc tìm kiếm và theo dõi các mục tiêu tầm ngắn. Tháp này có thể mang khoảng 7 cảm biến cho phép nó xác định được các tín hiệu nhiệt từ tàu ngầm. (Ảnh: Airliners)

Thêm vào đó, hệ thống hỗ trợ điện tử ALQ-240 của P-8A hoạt động như một cảm biến điện từ và có thể theo dõi các tín hiệu, vật thể với khả năng quét trong phạm vi 360 độ cả trên mặt đất và mặt nước. Các hệ thống điện tử khác cho phép P-8A giám sát mục tiêu trên diện rộng mà không bị phát hiện. (Ảnh: Darren Koch)
Thêm vào đó, hệ thống hỗ trợ điện tử ALQ-240 của P-8A hoạt động như một cảm biến điện từ và có thể theo dõi các tín hiệu, vật thể với khả năng quét trong phạm vi 360 độ cả trên mặt đất và mặt nước. Các hệ thống điện tử khác cho phép P-8A giám sát mục tiêu trên diện rộng mà không bị phát hiện. (Ảnh: Darren Koch)

P-8A còn được trang bị thêm một cảm biến âm thanh và một cảm biến hydrocacbon có khả năng dò ra dấu hiệu sử dụng nhiên liệu, từ đó xác định ra tàu ngầm của đối phương. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
P-8A còn được trang bị thêm một cảm biến âm thanh và một cảm biến hydrocacbon có khả năng dò ra dấu hiệu sử dụng nhiên liệu, từ đó xác định ra tàu ngầm của đối phương. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Ngoài hệ thống radar và cảm biến hiện đại, P-8A được trang bị hệ thống vũ khí và hỏa lực rất mạnh bao gồm tên lửa chống tàu Harpoon, ngư lôi MK-54 và mìn hải quân. Ngoài ra, P-8A còn có hệ thống phòng thủ thông minh bao gồm hệ thống gây nhiễu và đánh lạc hướng tên lửa đối phương. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Ngoài hệ thống radar và cảm biến hiện đại, P-8A được trang bị hệ thống vũ khí và hỏa lực rất mạnh bao gồm tên lửa chống tàu Harpoon, ngư lôi MK-54 và mìn hải quân. Ngoài ra, P-8A còn có hệ thống phòng thủ thông minh bao gồm hệ thống gây nhiễu và đánh lạc hướng tên lửa đối phương. (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Đức Hoàng

Theo Business Insider