1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Quan hệ Nga-Thổ đã lật đổ vị thế "thống trị" thế giới của Mỹ và EU

Trong bài phân tích về kết quả đàm phán giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vào đầu tuần này ở St Petersburg, báo L’Espresso của Italy cho biết truyền đi 2 thông điệp mạnh mẽ: thứ nhất, châu Âu không còn là trung tâm của thế giới, và thứ 2, chứng tỏ cho Mỹ biết Thổ Nhĩ Kỳ đã có lược chọn chiến lược khác”.

“Sự tức giận với phương Tây chính là cơ sở thực tế cho việc tái lập quan hệ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ” bài phân tích đăng trên báo Italy nhận xét về kết quả cuộc họp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Tờ báo tiếp tục bình luận: “Mục tiêu chính của Moscow là tái xác định hệ thống liên minh hiện tại, điều đó rất rõ ràng trong một cuộc khủng hoảng sâu sắc mà chỉ có Nga được thừa nhận có uy tín ở Trung Đông và cả những khu vực khác trên thế giới”,

Còn đối với Ankara, chính quyền này thoát khỏi sự cô lập tự nhận thấy rõ sau cuộc đảo chính thất bại. Và để có thể tìm ra nhiều đồng minh trong khu vực”, theo báo L’Espresso. Tác giả bài viết cũng đề cập đến bình luận gần đây của Tổng thống Erdogan về quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-châu Âu khi cho báo Lemonde (Pháp) biết rằng Liên minh châu Âu đã bỡn cợt Thổ Nhĩ Kỳ trong 53 năm và đến nay vẫn tiếp tục làm điều đó.

“Chán ngấy vì những nỗ lực bất thành để tái lập quan hệ với EU thật sự là sợi dây gắn kết Nga và Thổ Nhĩ Kỳ”, báo Italy dẫn lời ông Andrei Kortunov,Tổng giám đốc Hội đồng Quan hệ Quốc tế Nga (RIAC) cho biết.

Chuyên gia Nga cho rằng sự bất mãn với phương Tây là sức mạnh đoàn kết có thể xóa bỏ những khác biệt còn tồn tại giữa 2 nước.


Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại St Petersburg (Ảnh: Lespresso)

Ông cho biết, những khác biệt đó gồm: Trong khi Nga ủng hộ lãnh đạo Syria, Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn Tổng thống Bashar Assad phải rời khỏi văn phòng.

Tuy nhiên, lợi ích chung không trùng hợp với Mỹ và Eu cuối cùng đã chiếm ưu thế, ông Kortunov nhấn mạnh.

Một điểm khác biệt nữa là về vấn đề người Kurd, cho đến nay, Nga vẫn ủng hộ Đảng Công nhân Kurd (PKK), trong khi Thổ Nhĩ Kỳ xem là một tổ chức cực đoan.

“Đó là một trở ngại lớn trong chính sách của Nga đối với khu vực”, ông cho biết thêm.

Tuy nhiên, vấn đề khó giải quyết nhất là quan hệ giữa chính quyền Hồi giáo Sunni Thổ Nhĩ Kỳ và đối thủ chính-Cộng hòa Hồi giáo Shi’ite Iran, báo L’expresso lưu ý không phải ngẫu nhiên mà trước cuộc họp với ông Erdogan ở St Petersburg ông Putin có cuộc họp “nóng” với lãnh đạo Iran và Azerbaijan ở Baku.

Quan hệ Azerbaijan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn căng thẳng vì xung đội ở Nagorny-Karabakh, ở đây Azerbaijan đang tham gia một cuộc xung đột sắc tộc với người Armenia. Tuy nhiên, tờ báo lưu ý sau khi ông Hassan Rouhani lên nắm quyền ở Iran, căng thẳng giữa các quốc gia đã giảm.

“Tam giác Moscow-Tehran-Ankara sẽ giải quyết mọi vấn đề trong khu vực Trung Đông”, L’Espesso nhận xét.

Kết quả cuộc họp giữa lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy “châu Âu không còn là 'cái rốn' của vũ trụ nữa. Giới lãnh đạo châu Âu tự tìm thấy chính họ theo những điều kiện mới và bây giờ họ cần phải nhanh chóng tìm ta quyết định có hiệu quả hơn”, báo Italy viết.

Tờ báo giải thích thêm liên minh quốc tế theo hình thái truyền thông đến nay không còn ổn định và đủ mạnh. Sự thay đổi đang diễn ra nhanh chóng trong hệ thống quan hệ quốc tế.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều theo đuổi một nguyên tắc cơ bản mà các nhà ngoại giao định nghĩa là “chủ nghĩa xây dựng”, các quốc gia quyết định bỏ qua mọi sự khác biệt, bao gồm liên minh truyền thống để đạt được cấp độ quan hệ tối đa, giới lãnh đạo phương Tây từ lâu đã quên mất chiến lược như vậy, L’espresso viết.

Cuối cùng, tờ báo kết luận: “đó cũng là thông điệp gửi đến Mỹ để khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ đã có lựa chọn chiến lược khác”.

Theo Trúc Phạm

Công an nhân dân