1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Quân đội Nga đang tàng hình mọi thứ có thể

Với thế mạnh về công nghệ tàng hình, Nga đang tàng hình hóa mọi vũ khí, phương tiện quân sự có thể như tên lửa, tàu chiến, máy bay... và cầu lắp ghép.

Nga dẫn đầu

Theo Sputnik, một nhóm chuyên gia tại Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia của Nga (NUST MISIS) đã chế tạo thành công một loại vật liệu độc nhất vô nhị có thể giúp các phương tiện chiến đấu "tàng hình".

Siêu vật liệu là một chất được tạo ra để có thuộc tính vốn không có trong tự nhiên. Nó có khả năng điều khiển các sóng điện từ bằng cách ngăn chặn, hấp thụ, tăng cường và "bẻ cong" chúng để khiến các vật không bị phát hiện.

Giám đốc dự án, ông Alexei Basharin cho biết: "Một phần thí nghiệm trong nghiên cứu của chúng tôi là tạo ra một loại siêu vật liệu duy nhất như một tấm lưới nhỏ được gọi là các siêu phân tử".

Nhờ có hình dạng và cấu hình đặc biệt của phân tử trên, các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra siêu vật liệu có tính chất hoàn toàn độc đáo. Siêu vật liệu này có thể được sử dụng để chế tạo các bộ cảm biến siêu nhạy nhằm phát hiện chất nổ và vũ khí hóa học, vị giám đốc này cho biết thêm.

Tên lửa Iskander-M được sản xuất với công nghệ tàng hình.
Tên lửa Iskander-M được sản xuất với công nghệ tàng hình.

Nếu được sản xuất bằng loại vật liệu đặc biệt này thì bất kỳ xe chiến đấu hiện đại nhất sẽ chỉ là một mảnh kim loại. Do đó, công nghệ tàng hình cho các phương tiện chiến đấu là rất quan trọng.

Nhờ có lợi thế về công nghệ tàng hình, Nga đã gây bất ngờ lớn khi tuyên bố phát triển loại cầu lắp ghép tàng hình. Theo Sputnik, quân đội Nga đang hợp tác cùng các nhà thầu quốc phòng trong nước để phát triển cầu lắp ghép tự động và có khả năng tàng hình trước các hệ thống dò tìm của đối phương.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Dmitry Bulgakov cho biết: "Những chiếc cầu này phải biến mất trước các hệ thống dò tìm của quân địch nhằm tăng cường khả năng sống sót cho binh lính và thiết bị quân sự khi đi qua cầu".

Cấu trúc mới sẽ được phát triển bằng vật liệu tổng hợp có khả năng lắp ráp nhanh, trong khi giảm trọng lượng nhằm khiến nó chịu được trọng tải lớn và kéo dài được hơn, ông Bulgakov cho biết thêm.

Mặc dù có tính năng tàng hình nhưng chi phí cho việc bảo dưỡng và vận hành loại cầu này sẽ rẻ hơn, trong khi thời gian sử dụng kéo dài hơn hẳn. Hiện nay, các công ty quốc phòng Nga đã bắt tay nghiên cứu tính năng lắp ráp tự động của cầu.

Theo ông Bulgakov, Dự án này sẽ được Bộ Quốc phòng Nga giao cho nhà thầu chính là Học viện Hậu cần quân đội Khrulev. Hiện nay, trên thế giới, công nghệ tàng hình đang là xu hướng phát triển của nhiều loại vũ khí, từ máy bay, tàu chiến hay tàu ngầm đều được thiết kế nhằm chống phản xạ đối với sóng radar của quân địch.

Chặng đường gian nan

Trước khi Nga công khai chương trình phát triển vật liệu đặc biệt và cầu lắp ghép tàng hình, Bộ Quốc phòng Nga đang phát triển nhiều chương trình vũ khí tàng hình khác nhau, tuy nhiên chưa một chương trình nào thành công.

Điển hình là chương trình máy bay tàng hình T-50 PAK FA. Tiêm kích này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên đầu năm 2010. Đã 7 năm trôi qua kể từ lần cất cánh đầu tiên, dòng tiêm kích tàng hình này vẫn chưa thể góp mặt trong Không quân Nga.

Tiêm kích tàng hình T-50.
Tiêm kích tàng hình T-50.

Đồng nghĩa với sự chậm trễ này là một thực tế tiêm kích T-50 ngốn của Nga nguồn lực khổng lồ, đặc biệt là chi phí khiến Nga khó có thể kham nổi. Cụ thể, sau khi đối mặt với những khó khăn về kinh tế và kỹ thuật nghiêm trọng, Nga đã quyết định cắt giảm đáng kể chương trình phát triển dòng tiêm kích tàng hình tối tân T-50.

Theo các chuyên gia phân tích quân sự, với việc trì hoãn trang bị số lượng lớn máy bay T-50, Nga đang ngầm thừa nhận một sự thật đau đớn mà Mỹ đã trải qua nhiều thập kỷ trước đây, và Trung Quốc có lẽ sắp phải nếm trải trong những năm tới: chế tạo máy bay tàng hình không hề dễ dàng.

Trong một bài viết đăng trên Reuters, chuyên gia phân tích quốc phòng David Axe, người điều hành chuyên trang quân sự WarIsBoring cho rằng cũng như tất cả các dòng máy bay tàng hình trước đây, chương trình phát triển siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm T-50 đã ngốn rất nhiều tiền của của Nga, dù con số chính xác chưa được công bố.

Theo đó, các mẫu máy bay tàng hình như T-50 đòi hỏi phải được thiết kế rất cẩn thận, sử dụng các vật liệu đắt tiền, và phải được thử nghiệm toàn diện để đảm bảo khả năng né radar của đối phương, khiến chi phí chế tạo có thể cao hơn gấp đôi hoặc gấp ba so với các dòng chiến đấu cơ thông thường.

Nga là nước tham gia khá muộn vào cuộc đua tàng hình trên thế giới. Từ năm 1983, Mỹ đã đưa vào hoạt động F-117, chiếc máy bay tấn công có khả năng né sóng radar đầu tiên trên thế giới.

Đến năm 1997, Mỹ bổ sung vào kho vũ khí tàng hình của mình máy bay ném bom chiến lược B-2, và sau đó là chiến đấu cơ tàng hình "Chim ăn thịt" F-22 Raptor vào năm 2005. Thủy quân lục chiến Mỹ là lực lượng đầu tiên sử dụng F-35, chiếc máy bay tàng hình mới nhất của không quân nước này, vào tháng 7/2015.

Không chỉ phát triển máy bay tàng hình, hiện tại Nga đang phát triển hạm đội tàu ngầm, chiến hạm cỡ trung và nhỏ có tính năng tàng hình và được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh.

Ngoài ra, còn có dòng xe Armata, tên lửa đạn đạo chiến thuật đất đối đất Isakander-M được quân đội Nga đưa vào biên chế mấy năm gần đây được cho rằng sở hữu tính năng tàng hình độc đáo của người Nga - công nghệ plasma khiến đối phương gần như không thể phát hiện và đánh chặn.

Tuy nhiên, gần như tất cả những phương tiện và vũ khí này mới chỉ có chiến hạm tàng hình cỡ nhỏ của Nga được trang bị và trải qua thực chiến khi phóng tên lửa hành trình Kalibr tấn công lực lượng khủng bố IS tại Syria.

Trong khi đó, những phương tiện và vũ khí khác có thế mạnh về tính năng tàng hình mới chỉ được Nga công bố qua những cuộc thử nghiệm.

Theo Thùy Dung

Đất Việt