1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Phương Tây chỉ đích danh kẻ đánh bom máy bay giúp Nga

Ngày 8/11, tờ Sunday Times dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, kẻ tổ chức vụ nổ bom trên khoang máy bay chở khách Airbus А321 của Nga rơi tại Ai Cập có thể là tên Abu Osama al-Masri - trùm nhóm khủng bố “Vilayat Sinai” (tên đầy đủ: “Tỉnh Sinai Nhà nước Hồi giáo”).

Các nước phương Tây đồng loạt tuyên bố máy bay Nga bị khủng bố đánh bom, trong khi nước này đang nỗ lực đưa công dân mắc kẹt trở về.

Phương Tây tuyên bố máy bay Nga bị khủng bố đánh bom

Tối 8/11, hãng tin CNN của Mỹ đã bất ngờ công bố một báo cáo được sự thống nhất của nhiều quan chức quản lý cấp cao của quân đội, tình báo, an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho hay, có thể khẳng định đến 99% rằng, máy bay Nga bị đặt bom khi khởi hành từ Ai Cập.

Trước đó, CNN cũng trích dẫn lại một nhận định được hãng này đưa vào ngày hôm qua 7/11 cho rằng máy bay của Nga có thể bị đặt bom.

CNN cho biết, tình báo Mỹ và Anh cũng vẫn đang phân tích thêm các dư liệu từ hành lý của hàng khách thiệt mạng nhằm củng bố tuyên bố của mình.

Sau khi phân tích, có thể Anh và Mỹ cũng sẽ đưa ra kết luận cụ thể về loại bom và chất nổ đã được khủng bố sử dụng để tán công máy bay của Nga.

Trong một diễn biến có liên quan, chính phủ Đức cũng mới đưa ra tuyên bố khẳng định máy bay Nga bị phiến quân Hồi giáo IS đánh bom

Thông tin từ báo Toàn cảnh Frankfurt Chủ Nhật ngày 7/11 cho hay, Chính phủ liên bang Đức nhận định rằng IS đã đặt bom và cho nổ tung chiếc máy bay Airbus của Nga trên bán đảo Sinai của Ai Cập khiến 224 người thiệt mạng.

Phương Tây chỉ đích danh kẻ đánh bom máy bay giúp Nga - 1

Hiện trường vụ tai nạn máy bay Nga tại Ai Cập. (Ảnh: EPA)

Tờ báo của Đức dẫn một nguồn tin an ninh cấp cao của nước này nói rằng tất cả các thông tin đã có tới nay đều cho thấy IS đã đánh bom chiếc máy bay chở khách của Nga ở Sinai.

Theo nhận định của nguồn tin, việc máy bay giảm độ cao đột ngột mà hộp đen không ghi được điều gì bất thường trước đó, khiến nhận định máy bay bị đánh bom là rất logic.

Các nhà điều tra cũng đã phát hiện trong hộp đen có tiếng động rất ngờ ở giây cuối cùng trước khi xảy ra thảm họa, tuy nhiên, các chuyên gia cần phải tiếp tục kiểm tra tần số âm thanh này.

Lực lượng điều tra, gồm 58 chuyên gia của Ai Cập, Nga, Đức, Pháp và Ireland, cũng không bác bỏ khả năng một vụ nổ đã xảy ra trên máy bay.

Trong khi đó truyền thông Anh cũng đưa ra những giả thiết mới liên quan đến vụ máy bay Nga rơi trên bán đảo Sinai của Ai Cập.

Ngày 8/11, tờ Sunday Times dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, kẻ tổ chức vụ nổ bom trên khoang máy bay chở khách Airbus А321 của Nga rơi tại Ai Cập có thể là tên Abu Osama al-Masri - trùm nhóm khủng bố “Vilayat Sinai” (tên đầy đủ: “Tỉnh Sinai Nhà nước Hồi giáo”).

Nguồn tin trên khẳng định, thông tin này đã được Chính quyền Anh xác nhận và tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Nga hoặc Ai Cập thực hiện sứ mệnh bắt giữ hoặc tiêu diệt tên trùm khủng bố này.

Trong trường hợp đề xuất này được chấp nhận, London sẽ cử các nhân viên của Cơ quan Không quân đặc nhiệm Anh (SAS) tham gia vào chiến dịch này.

Ngoài ra, báo Anh cho biết, tên Abu Osama al-Masri là một giáo sỹ người Ai Cập, đã từng học tại Trường Đại học Tổng hợp Tâm linh Hồi giáo “Al-Azhar”.

Báo The Telegraph số ra ngày 8/11 cũng khẳng định, tình báo nước này đã chặn những cuộc đàm thoại của các phần tử khủng bố, qua đó cho thấy nhiều khả năng nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn là bắt nguồn từ hành động khủng bố.

Theo thông tin chưa được kiểm chứng trên, những kẻ thánh chiến người Anh với "kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử" và được đào tạo ở Syria có thể đã hỗ trợ chế tạo quả bom làm nổ chiếc A321.

Trong các cuộc đàm thoại mà tình báo Anh chặn được, những kẻ nói chuyện đã "ăn mừng" vụ tai nạn máy bay A321 tại Ai Cập, và có thể nghe rõ chất giọng của những người sống ở London và Birmingham.

Tuy nhiên, The Telegraph cũng cho rằng còn quá sớm để kết luận những kẻ tham gia trong các cuộc nói chuyện bị chặn là người Anh.

Nguyên nhân khiến máy bay A321 của Nga bị rơi tại Ai Cập hôm 31/10 vẫn đang có nhiều ý kiến tranh cãi. Nhằm dập tắt những tin đồn, các nhà chức trách Nga đã đề nghị FBI (Mỹ) trợ giúp trong việc điều tra vụ tai nạn và đã được cục này đồng ý.

Nga đưa công dân mắc kẹt tại Ai Cập trở về nước

Trong một động thái khác, Nga hiện đang nỗ lực dùng nhiều biện pháp để đưa công dân nước này bị mắc kẹt tại Ai Cập về nước sau vụ tai nạn máy bay.

Hãng tin RIA ngày 8/11 dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết trong vòng 24 giờ qua, Nga đã đưa 11.000 công dân nước này từ Ai Cập trở về nước.

Trước đó một ngày, đã có ba chuyến bay đầu tiên chở 647 khách du lịch là cư dân người Saint-Petersburg đang đi nghỉ ở Ai Cập hạ cánh xuống sân bay Pulkovo. Những du khách này đến Ai Cập du lịch từ trước ngày 6/11.

Theo Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich, thời gian đưa công dân Nga đang du lịch tại Ai Cập về nước sẽ được tính toán dựa theo ngày về gần nhất mà các du khách đã đặt vé từ trước. Dự kiến, cũng trong ngày 8/11, Nga sẽ đưa thêm nhiều công dân nước này đang mắc kẹt ở Ai Cập về nước. Các hành khách sẽ về Nga mà không mang theo hành lý.

Cùng ngày, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết họ đã điều 2 máy bay vận tại Il-76 đến Ai Cập để mang những hành lý nặng hơn mà du khách Nga buộc phải để lại về nước.

Ngoài ra, Nga đã cử 3 nhóm thanh tra an ninh sân bay đến Ai Cập để thị sát điều kiện an ninh tại các sân bay ở nước này. Theo đó, nhóm chuyên gia đầu tiên sẽ đánh giá mức độ an ninh tại các sân bay ở Ai Cập và nhóm thứ 2 sẽ đến Ai Cập sau đó.

Hiện còn khoảng 80.000 công dân Nga bị mắc kẹt tại Ai Cập do Moskva đã đình chỉ tất cả các chuyến bay tới quốc gia Bắc Phi này hôm 6/11 sau khi xảy ra vụ rơi máy bay A321 của Hãng hàng không Kogalymavia của Nga trên bầu trời bán đảo Sinai.

Phương Tây chỉ đích danh kẻ đánh bom máy bay giúp Nga - 2

Nga đang nỗ lực để đưa các công dân mắc kẹt tại Ai Cập trở về. (Ảnh: RIA Novosti)

Trong diễn biến liên quan cùng ngày, Chủ tịch hãng hàng không quốc gia Emirates Tim Clark của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nhấn mạnh vụ máy bay Nga rơi tại Ai Cập cho thấy sự cần thiết phải tăng cường thắt chặt an ninh hàng không trên thế giới.

Ông Clark cũng cho biết đã yêu cầu triển khai việc xem xét lại vấn đề an ninh, song vẫn chưa đình chỉ bất kỳ chuyến bay nào của hãng này sau thảm họa trên.

Máy bay Airbus A321 mang số hiệu KGL-9268 của hãng hàng không Kogalymavia đã gặp nạn khi đang thực hiện hành trình từ thành phố nghỉ dưỡng Sharm El-Sheikh ở Ai Cập tới thành phố St. Petersburg của Nga hôm 31/10. Toàn bộ 224 hành khách và phi hành đoàn, đa số là người Nga, được tuyên bố đã thiệt mạng.

Sau khi vụ tai nạn, Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh tạm ngừng hoạt động của các chuyến bay từ Nga tới Ai Cập sau khi Alexander Bortnikov, người đứng đầu Cơ quan An ninh Liên bang, nói rằng đây là hành động cần thiết cho tới khi nguyên nhân của thảm kịch ngày 31/10 được sáng tỏ.

Kết thúc việc phân tích hộp đen máy bay Nga bị rơi

Ngày 6/11, công việc phân tích hộp đen máy bay Airbus A321 của Nga của cơ quan hàng không dân dụng Ai Cập cùng các nhà điều tra Nga, Pháp, Đức, Ireland đã kết thúc tại thủ đô Cairo.

Một chuyên viên điều tra tóm tắt: “Tai nạn xảy ra không phải là vấn đề an toàn bay mà là vấn đề an ninh”. An toàn bay liên quan đến tổ lái và kỹ thuật của máy bay còn an ninh liên quan đến tác nhân bên ngoài dẫn đến máy bay bị phá hủy.

Theo kết quả điều tra, hộp đen thứ nhất ghi âm buồng lái (CVR) cho thấy có vụ nổ xảy ra trên máy bay dẫn đến cắt nguồn điện cần thiết để ghi dữ liệu hộp đen. Hộp đen thứ hai (FDR) ghi các thông số bay và kết quả phân tích sẽ cho biết vị trí xảy ra vụ nổ trên máy bay. Kết quả phân tích dữ liệu khiến các nhà điều tra nghiêng về khả năng máy bay Nga bị gài bom từ trước và phát nổ trên không phận Sinai, Ai Cập.

Hiện quốc tế chỉ còn chờ Ai Cập chính thức công bố kết quả phân tích hộp đen.

Theo Nguyễn Huệ (tổng hợp)

Đất Việt

Phương Tây chỉ đích danh kẻ đánh bom máy bay giúp Nga - 3