1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Những bức ảnh thời sự khiến thế giới thức tỉnh

(Dân trí) - Bức ảnh chụp thi thể của em bé người Syria Aylan Kurdi nằm bất động bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ sau một vụ chìm tàu của người tị nạn đã khiến cả thế giới bị lay động và thức tỉnh. Lịch sử thế giới còn từng chứng kiến nhiều bức ảnh tương tự.

Cơ thể nhỏ bé của Aylan Kurdi bị sóng đánh dạt vào bờ, mặt nằm úp xuống cát trong khi nước ùa vào xung quanh. Bức ảnh chụp số phận bi thảm của em bé người Syria đã gây chấn động dư luận thế giới, thu hút sự chú ý nhiều hơn bất kỳ câu chuyện nào về những nỗi thống khổ người tị nạn đang phải đối mặt những tháng gần đây trên hành trình trốn chạy chiến tranh và đói khổ.

Cậu bé mới chỉ 3 tuổi đã thiệt mạng cùng với mẹ và anh trai Galip, 5 tuổi, khi chiếc thuyền chở họ tới đảo Kos của Hy Lạp bất ngờ bị chìm trong đêm. Sau đây là những bức ảnh thời sự khác có sức ảnh hưởng tương tự.

Những bức ảnh thời sự khiến thế giới thức tỉnh - 1

Một nhân viên cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ tiến tới thi thể nhỏ bé của Aylan Kurdi, bị sóng đánh dạt vào bờ sau khi thuyền chở gia đình Aylan cùng nhiều người tị nạn Syria bất ngờ bị chìm trong đêm, trên đường tới Hy Lạp với hy vọng thoát khỏi chiến tranh. (Ảnh: AP)

dust-lady-sept-11-1441603583914

Bị phủ kín từ đầu đến chân trong tro bụi với ánh mắt kinh hoàng, sợ hãi khi nhìn về phía ống kính, cô Marcy Borders đã cho thấy một trong những hình ảnh gây ám ảnh nhất về thảm kịch tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Tại thời điểm đó, cô Borders đang chạy ra khỏi tòa nhà Trung tâm thương mại thế giới. Cô đã qua đời hồi tháng trước sau một năm chống chọi với ung thư dạ dày, căn bệnh mà bản thân cô và gia đình cho rằng do những khói bụi bà hít phải sau vụ khủng bố (Ảnh: AFP)

bay-lop-execution-1441603583901
Ông Bảy Lớp (tên thật Nguyễn Văn Lém) - chỉ huy đội 3 biệt động Sài Gòn đánh vào Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy - bị Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia chính quyền Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan, hành quyết tàn nhẫn trên đường phố Sài Gòn sáng mùng 2 Tết Mậu Thân 1968. Bức ảnh của tác giả Eddie Adams đã giành giải thưởng Pulitzer và trở thành một trong những hình ảnh không thể gột rửa về tội ác của chính quyền ngụy trong chiến tranh. Đồng thời nó thay đổi thái độ của người Mỹ khi đó với chiến tranh, khi nêu bật hiện thực tàn nhẫn. (Ảnh: AP)
jfk-killing-1441603583926
Ngày 22/11/1963, Tổng thống Mỹ John F Kennedy đã bị ám sát tại thành phố Dallas, bang Texas. Trong bức ảnh này, ông Kennedy sụp xuống trong ghế sau, trong khi xe tăng tốc lao đi. Vợ ông, bà Jacqueline ngả về phía chồng, còn nhân viên mật vụ Clinton Hill đu lên phía sau xe. Cho đến tận ngày nay, vụ ám sát Kennedy vẫn thu hút nhiều sự chú ý từ dư luận Mỹ, với nhiều thuyết âm mưu được đưa ra. (Ảnh: AP)
us-marines-mount-suribachi-1441603583967
5 lính thủy đánh bộ và một thủy thủ hải quân Mỹ đang cắm cờ trên núi Suribachi, thuộc đảo Iwo Jima của Nhật Bản, trong bức ảnh chụp ngày 23/2/1945. Bức ảnh khi đó thổi bùng hy vọng của hàng triệu người Mỹ về chiến thắng trước phát xít Nhật, và khiến hàng triệu người đổ xô đi mua trái phiếu chiến tranh. (Ảnh: AP)
hiroshima-atomic-bombing-1441603583922

Ngày 6/8/1945, Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản, khiến 140.000 người thiệt mạng. Quả bom thứ hai được thả 3 ngày sau đó tại Nagasaki, khiến thêm 70.000 người thiệt mạng, trước khi Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh. (Ảnh: Getty)

moon-landing-1441603583945

Ngày 20/7/1969, các phi hành gia Buzz Aldrin và Neil Armstrong rời tàu Apollo 11, đáp xuống Mặt trăng. Armstrong đã trở thành con người đầu tiên đặt chân xuống Mặt trăng. Thành công này đánh dấu đỉnh cao của cuộc đua vào không gian, giữa Mỹ và Nga khi đó. (Anhr: Getty)

nelson-mandela-freed-1441603583954
Ngày 11/2/1990, trước sự chào đón của khoảng 2000 người, nhà lãnh tụ Nam Phi Nelson Mandela (trong ảnh chụp cùng vợ) đã bước ra từ nhà tù Victor Verster, gần Cape Town, Nam Phi. Ông được trả tự do ở tuổi 71, sau 27 năm bị giam cầm. Vụ phóng thích đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, dẫn tới cuộc bầu cử bình đẳng mọi sắc tộc, màu da đầu tiên của Nam Phi năm 1994, kết thúc những năm tháng bạo lực và đàn áp sắc tộc. Cùng năm đó, ông Mandela trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên tại Nam Phi sau nhiều thế kỷ do người da trắng cai trị. (Ảnh: Reuters)
princess-diana-1441603583957

Tháng 7/1992, công nương Anh Diana đến thăm trung tâm chăm sóc bệnh nhân AIDS Lighthouse tại London, nơi bà đã gặp và bắt tay một bệnh nhân có tên William Drake. Đầu những năm 1990, những định kiến và sợ hãi trước căn bệnh này lên đến đỉnh điểm. Bằng cái nắm tay với bệnh nhân AIDS, bà đã được ghi nhận giúp thay đổi nhận thức của hàng triệu người về căn bệnh này. (Ảnh: APPA)

timesquare-kissing-1441603583965
Ngày 14/8/1945, khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh và Thế chiến II kết thúc, người dân New York, Mỹ đã đổ ra quảng trường Thời Đại ăn mừng. Tại đây, một thủy thủ hải quân đã ôm chặt và hôn một phụ nữ. Nhiều câu chuyện huyền bí đã diễn ra sau đó khi có hàng chục đôi nam nữ tự nhận là nhân vật trong bức ảnh của tác giả Alfred Eisenstaedt. (Ảnh: LIFE)
dying-baby-1441603583918

Được xem như “phép ẩn dụ về sự bi đát của châu Phi”, khi bức ảnh lần đầu được công bố trên tờ New York Times năm 1993, hàng trăm người đã viết thư để hỏi về số phận em bé trong ảnh. Tác giả của nó, nhiếp ảnh gia Kevin Carter, đã đối mặt chỉ trích nặng nề khi không giúp đỡ em bé, trong lúc một con kền kền đứng đợi sẵn. Carter tự sát 3 tháng sau khi bức ảnh được đăng tải. (Ảnh: Corbis)

khmer-rouge-mascare-1441603583937

Các phần tử Khmer Đỏ, do Pol Pot cầm đầu tại Campuchia đã thảm sát khoảng 2 triệu người, trong giai đoạn 1975-1979. Nạn nhân - đặc biệt là những người trí thức và có học vị cao - bị bỏ đói, tra tấn, hãm hiếp và sát hại. Khoảng 15000 người Campuchia đã bị đưa qua nhà tù khét tiếng Tuol Sleng, nơi họ bị tra tấn, trước khi đưa ra hành quyết tại Cánh đồng chết, ở ngoại ô Phnom Penh.

napalm-girl-1441603583941

Bức ảnh “Em bé napam”, do nhiếp ảnh gia Nick Út chụp năm 1973 đã ghi lại khoảnh khắc một bé gái 9 tuổi hoảng loạn cháy thoát thân, sau khi quần áo bị cháy hết do một máy bay của chính quyền ngụy tại Sài Gòn vô tình thả một quả bom napam xuống chính nơi đồn trú của phe mình và dân thường. Bức ảnh đã khiến dư luận thế giới bàng hoàng và một số người tin rằng nó góp phần đẩy nhanh sự kết thúc cuộc chiến. (Ảnh: AP)

abu-ghraib-prison-1441603583854
Bức ảnh này đã khiến cả nước Mỹ xấu hổ, khi các hành động tra tấn, ngược đãi tù nhân của binh sỹ Mỹ tại nhà tù Abu Ghraib, Iraq bị vạch trần. 11 binh sỹ Mỹ đã bị tuyên án tại tòa án binh vì tội danh lạm dụng và làm nhục tù nhân. (Ảnh: AP)
nazi-camp-1441603583949

Tháng 4/1945, Fritz Klein - một bác sỹ của phát xít Đức - kẻ đã thực hiện những thí nghiệm y khoa trên tù nhân đứng giữa những thi thể trong một ngôi mộ tập thể, sau khi thành phố Bergen-Belsen, Đức được giải phóng. Trong số 38.500 tù nhân được tìm thấy còn sống thoi thóp sau khi nơi này được giải phóng, 28.000 người đã chết sau đó. Dưới sự giám sát của quân Đồng Minh, Klein bị buộc phải chôn cất những người chết. Tháng 12/1945, tên này bị tuyên án tử hình bằng hình thức treo cổ vì các tội ác đã gây ra. (Ảnh: Getty)

Thanh Tùng

Theo Daily Mail

 

Những bức ảnh thời sự khiến thế giới thức tỉnh - 16