1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nga thừa nhận phải đưa tiêm kích hạm lên bờ

Theo tờ Kommersant (Nga) ngày 6/12, trong trường hợp tàu Kuznetsov không khắc phục được sự cố, toàn bộ máy bay sẽ chuyển vào căn cứ không quân Hmeymim.

Su-33 lên bờ

Truyền thông Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết, theo kế hoạch Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga sẽ phải quyết định chuyển tất cả tiêm kích Su-33 (8 chiếc, 1 đã rơi) và MiG-29K (2 chiếc chỉ còn 1 chiếc) từ tàu Kuznetsov vào căn cứ không quân Hmeymim của Nga tỉnh Latakia.

Đây là căn cứ chính Nga triển khai các chiến đấu cơ cho hoạt động không kích khủng bố từ tháng 9/2015. Một khi được chuyển đến Hmeymim, từ đây các tiêm kích hạm Nga dễ dàng cất cánh bay đi oanh kích quân khủng bố ở Idlib và Aleppo.

Thông tin Nga chuyển Su-33 và MiG-29K lên bờ không phải là thông tin mới nhưng đây là lần đầu tiên Nga lên tiếng về việc này. Từ ngày 26/11, tạp chí Jane`s Defence Weekly đăng bức ảnh cho thấy đã có sự hiện diện của những chiến đấu cơ này ở căn cứ Hmeymim.

Hình ảnh Su-33 đậu tại căn cứ Hmeymim.
Hình ảnh Su-33 đậu tại căn cứ Hmeymim.

Trước bằng chứng của phương Tây công bố, phía Nga xác nhận và cho hay việc máy bay từ tàu sân bay Nga hạ cánh ở căn cứ này diễn ra từ ngày 15/11. Và việc toàn bộ tiêm kích hạm phải triển khai lên bờ cho thấy, Nga đã không thể khắc phục được sự cố của tàu và nhược điểm của Su-33.

Về lí thuyết, Su-33 có tải trọng hữu ích khoảng 12 tấn. Tuy nhiên, do tàu sân bay của Liên Xô thiết kế theo kiểu cầu bật, trong khi họ lại không có máy phóng, làm hạn chế trọng lượng cất cánh tối đa của tiêm kích hạm.

Để khắc phục điểm yếu về tải trọng vũ khí thấp, Su-33 sẽ phải mang một loại vũ khí đơn nhất mới có thể hoàn thành nhiệm vụ, ví dụ như chỉ mang vũ khí tấn công mặt đất hoặc chỉ mang vũ khí chống hạm hoặc chỉ có tên lửa không đối không.

Bởi vì, nếu thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm thì một số Su-33 sẽ phải mang theo tên lửa không đối không để bảo vệ số trang bị tên lửa đối hạm hoặc đối đất trước sự tấn công của các tiêm kích hạm hay tiêm kích đánh biển của đối thủ. Đó là một sự lãng phí máy bay rất lớn.

Bởi vậy, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Syria từ tàu sân bay Kuznetsov, Nga sẽ phải cần tới rất nhiều tiêm kích hạm loại này, trong khi số lượng máy bay mang sang Syria vẻn vẹn có 8 chiếc Su-33.

Cách thứ 2 để tăng cường lượng vũ khí mang theo là Su-33 Nga có thể giảm lượng nhiên liệu mang theo, nhưng như vậy thì bán kính tác chiến của nó sẽ giảm đi đáng kể, khiến tàu sân bay phải vào gần bờ hơn, có thể nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa chống hạm đối phương.

Một cách khác để tăng cường lượng vũ khí và vẫn đảm bảo lượng nhiên liệu mang theo là trang bị thêm máy phóng tiêm kích hạm. Tuy nhiên, tàu sân bay Kuznetsov của Nga lại không có máy phóng. Bởi vậy, Nga không có cách nào để Su-33 phát huy hết khả năng của nó.

Với quyết định đưa số máy bay này lên bờ, Su-33 và MiG-29K sẽ phát huy hết thế mạnh về tải trọng vũ khí của mình khi tác chiến để thể hiện đúng khả năng là tiêm kích đa năng trong khi lại không sợ gặp nạn do sự cố đứt cáp hãm đà ám ảnh.

Thua kém phương Tây

Ngoài điểm yếu khó khắc phục được về tải trọng vũ khí, các hệ thống dẫn đường, radar, hệ thống điện tử và khả năng tấn công chính xác của Su-33 cũng kém xa các máy bay chiến đấu trên hạm của phương Tây như Rafale của Pháp hay F/A-18 E/F Super Hornet của Mỹ.

Một điểm yếu chết người nữa là Nga thiếu một “mắt thần” cho Su-33. Do không có máy phóng nên Kuznetsov không thể mang theo máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm cánh cố định, mà buộc phải sử dụng trực thăng nên phạm vi trinh sát, giám sát của tàu sân bay Nga là rất thấp.

Các máy bay dự cảnh hiện đại có thể phát hiện máy bay, tàu chiến của đối phương từ rất xa giúp tiêm kích hạm phương Tây vượt trội Su-33 Nga về những tham số có tính chất quyết định như: số lượng máy bay (tàu chiến), phân tốp, hướng di chuyển, bố trí đội hình… của đối thủ, để chủ động chiến thuật và chỉ huy các tốp Su-33 đối phó.

Đây là lí do chính khiến Nga buộc phải điều Su-33 lên căn cứ không quân Hmeymim, biến nó thành máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng thông thường, để đạt được tối đa tải trọng vũ khí khoảng 6 tấn của nó cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, đồng thời nhận được sự bảo vệ của các chiến đấu cơ khác như Su-35, Su-30 hay các hệ thống phòng không S-300, S-400...

Clip tiêm kích Su-33 lao xuống biển:

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt