1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nga thử nghiệm sát thủ nguy hiểm nhất P-800 Oniks ở Syria

Bên cạnh việc tấn công phiến quân và khủng bố Syria bằng tên lửa hành trình Kalibr, Nga cũng thử nghiệm tên lửa tên lửa tấn công mặt đất P-800 Oniks.

Nga tung đòn tấn công bằng tên lửa hành trình và Su-33

Trong thông báo ngày 15/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, quân đội Nga bắt đầu chiến dịch lớn giáng đòn tấn công hỏa lực vào các vị trí của Nhà nước Hồi giáo IS và Dzhebhat en-Nusra, ở các địa điểm thuộc 2 tỉnh Homs và Idlib của Syria.

Điều đáng chú ý là trong báo cáo của ông Shoigu đã không nhắc đến từ Aleppo, mà nói về đòn tấn công bằng tên lửa Kalibr và máy bay vào các khu vực Homs và Idlib. Điều này đặt dấu hỏi về thông tin Nga nối lại hoạt động hỗ trợ cho lực lượng vũ trang Syria ở ngoại vi Aleppo.

Trong đợt này, hàng loạt loại vũ khí độc đáo của Nga như tiêm kích hạm Su-33 trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov cũng như bản thân tàu sân bay này, cùng với tàu hộ vệ hạng nặng Đô đốc Grigorovich đã chính thức tham gia một cuộc chiến tranh thực sự.

Tuy nhiên, trái với những dự đoán về một cuộc tấn công vào tỉnh Aleppo, trong lần xuất kích lịch sử này, máy bay chiến đấu Su-33 trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đã đánh vào các mục tiêu khủng bố ở các khu vực thuộc 2 tỉnh Homs và Idlib của Syria.

Ngày 15/11, ông Shoigu tuyên bố trong cuộc họp với giới lãnh đạo quân sự Nga và các công ty quốc phòng, dưới sự chủ trì của Tổng thống Vladimir Putin rằng, chiến hạm Đô đốc Grigorovich đã lần đầu tiên thực hiện các cuộc phóng tên lửa hành trình Kalibr trong điều kiện thực chiến rất thành công.

Tàu hộ vệ hạng nặng Đô đốc Grigorovich được thiết kế 8 ống phóng tên lửa hành trình Kalibr và hệ thống phòng không tầm trung Shtil-1 đã tung đòn tấn công bằng tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-54 vào các mục tiêu đầu não của phiến quân ở 2 tỉnh này.

Nga lần đầu tiên thực hiện đòn tấn công bằng tên lửa tấn công mặt đất P-800 Oniks
Nga lần đầu tiên thực hiện đòn tấn công bằng tên lửa tấn công mặt đất P-800 Oniks

Trước khi tấn công, Hải quân Nga đã cẩn thận thăm dò kỹ lưỡng tất cả các mục tiêu chính, được coi là cội nguồn sức mạnh của các nhóm phiến quân là các kho đạn dược, về cơ bản được xây dựng ngay ở các trung tâm đào tạo (nếu nói chính xác hơn là các trại huấn luyện của bọn khủng bố).

Ngoài ra, mục tiêu được nhắm tới trong đợt tấn công này còn có các nhà máy lớn (chứ không phải các phân xưởng nhỏ), sản xuất các loại phương tiện khác nhau có tính chất hủy diệt hàng loạt khá nguy hiểm” - Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu giải thích.

Ông Shoigu nhắc rằng trước đó đã phái tới đó một nhóm lớn quân nhân thuộc binh chủng hóa học và bảo vệ vi khuẩn, để phân định những chất độc hại mà bọn khủng bố sử dụng.

Đại tướng Shoigu thông báo rằng, trong những tuần gần đây Nga phát hiện được rằng bọn khủng bố đã hai lần sử dụng hóa chất độc. Trong một vụ, có 27 binh sĩ quân đội Syria phải nhập viện, 3 nạn nhân tử vong. Trong một trường hợp khác, 30 người phải cấp cứu.

Nga thử nghiệm tên lửa tấn công mặt đất P-800 Oniks

Ngoài ra, các tổ hợp tên lửa bờ đối hạm Bastion-P cũng đã hoàn thành những cuộc phóng tên lửa P-800 Oniks vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố ở sâu trong lãnh thổ Syria, hoàn thiện một trong những tính năng đặc biệt nhất trên thế giới của dòng tên lửa chống hạm này.

Trên thực tế chúng ta thường biết đến hệ thống tên lửa K-300P Bastion P, sử dụng tên lửa 3M55 P-800 Yakhont có khả năng chống hạm, nhưng thực tế chúng chỉ là phiên bản xuất khẩu của hệ thống Bastion P của Nga, có tầm phóng và khả năng tấn công đa năng hơn nhiều.

Nếu như K-300P Bastion P với tên lửa 3M55 P-800 Yakhont chỉ tầm phóng tối đa là 300km và độc nhất khả năng chống hạm, thì hệ thống Bastion P của Nga với tên lửa 3M55 P-800 Oniks lại có tầm phóng tối đa 600km và còn có khả năng tấn công mặt đất rất mạnh.

Từ đầu năm 2013, Liên hiệp NPO Mashinostroenia đã bắt đầu công việc biến P-800 Oniks từ một hệ thống tên lửa chống hạm trở thành hệ thống tên lửa mặt đất chính xác cao và đến cuối năm đó, một đại đội gồm 4 bệ phóng đã hoàn tất các vụ phóng thử nghiệm và được đưa vào biên chế đầu năm 2014.

Các hệ thống Bastion mới sẽ được tích hợp thêm các block trong hệ thống điều khiển để tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ trên đất liền, có khả năng dẫn đường cho tên lửa tấn công với độ chính xác cực cao, sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) chỉ có vài mét.

Theo nhận định của Tiến sĩ khoa học Konstantin Sivkov - Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị Nga, tên lửa P-800 Oniks sau khi cải tiến thành phiên bản tấn công mặt đất có độ chính xác rất cao, đặc biệt là đối với các mục tiêu đài radar, trạm thông tin hay trận địa hỏa lực hoặc điểm tập kết nhiều xe thiết giáp.

Ngoài dữ liệu của hệ thống định vị, đầu tự dẫn của tên lửa có thể phân biệt được bức xạ phát ra từ kim loại trên nền sa mạc, hoặc tia phản xạ của trạm radar và đài vô tuyến để bay tới tấn công. Trong trường hợp này, hiệu quả của Oniks sẽ rất cao với độ chính xác xê dịch chỉ khoảng 1 mét.

Tên lửa bay với tốc độ trung bình 2,5M (tương đương 3.000 km/h), được trang bị đầu tự dẫn radar có khả năng nhận dạng các mục tiêu rất nhỏ cỡ vài mét. Tên lửa có thể bay theo quỹ đạo cao nhưng cũng có khả năng hạ xuống độ cao 5-10m để đột phá phòng không địch.

Tên lửa tấn công mặt đất P-800 Oniks có độ chính xác cực cao
Tên lửa tấn công mặt đất P-800 Oniks có độ chính xác cực cao

Tên lửa hoạt động theo cơ chế: Ở giai đoạn tăng tốc, tên lửa bay theo quỹ đạo đường đạn với trần bay cao, ở giai đoạn cuối, tên lửa nhận dạng mục tiêu bằng radar, hạ đột ngột độ cao xuống sát mặt đất và tự dẫn bằng hệ thống quán tính để không lọt vào tầm hỏa lực địch.

Trong giai đoạn 2010-2011, việc Nga chuyển giao 2 đại đội Bastion, với khả năng phong tỏa tới 1200km bờ biển cho Syria đã gây ra hàng loạt tranh cãi ngoại giao giữa Nga với Mỹ và các đồng minh của Washington nằm cạnh Syria như Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, P-800 Yakhont của Syria chỉ đơn thuần là những tổ hợp tên lửa bờ đối hạm, không có khả năng tấn công mặt đất và tầm phóng cũng chỉ giới hạn dưới 300km.

Để thực hiện đòn tấn công mặt đất, chắc chắn Nga phải điều động sang Syria các hệ thống tên lửa Bastion P mới của mình, tuy nhiên không rõ Moscow đã đưa chúng sang Syria từ khi nào hay dùng phương pháp nâng cấp tại chỗ các hệ thống K-300P Bastion P của Syria.

Các chuyên gia nhận định rằng, chính các tổ hợp K-300P Bastion P mới là loại sát thủ nguy hiểm nhất của Nga ở Syria, bởi nó có khả năng cơ động rất cao, tốc độ siêu âm, hệ dẫn đường tiên tiến và đa dạng hơn so với Kalibr, cùng với khả năng điều chỉnh mục tiêu ngay tại chiến trường.

Với ưu điểm có thể lắp đặt trên nhiều phương tiện phóng như máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm, xe cơ động… và khả năng tấn công đa năng (chống hạm và tấn công mặt đất) mạnh mẽ, P-800 Oniks đã trở thành sát thủ nguy hiểm nhất thế giới về cả tấn công lẫn phòng thủ.

Theo Thiên Nam

Đất Việt