1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nga lại mang tương lai Assad để trêu ngươi Mỹ?

Dù khẳng định tán thành việc Tổng thống Assad ra đi, tuy nhiên Nga tiếp tục đưa ra 2 điều kiện khó như để trêu ngươi Mỹ.

Nga đưa ra 2 điều kiện để tổng thống Assad ra đi

Truyền thông Anh hôm 30/6 dẫn nguồn tin thân với Điện Kremlin cho biết, Nga đồng ý cho Tổng thống Syria Assad từ chức nhưng chưa phải lúc này.

Theo đó, điều kiện để ông Assad ra đi là phải đảm bảo chính phủ Syria không sụp đổ. Quá trình thay đổi lãnh đạo này có thế mất vài năm. Trong lúc chờ đợi, Nga vẫn tiếp tục hỗ trợ Tổng thống Assad bất chấp những nỗ lực quốc tế muốn ông từ chức.

Nga đưa ra 2 điều kiện để tổng thống Assad ra đi
Nga đưa ra 2 điều kiện để tổng thống Assad ra đi

Nhận định về tuyên bố của điện Kremlin, Cựu Đại sứ Anh tại Syria Tony Brenton chỉ rõ: “Nga sẽ không để Assad ra đi cho đến khi 2 điều này xảy ra. Thứ nhất, cho đến khi Moskva tự tin ông ta không bị thay thế bởi quyền lực Hồi giáo. Thứ hai, cho đến khi Moskva đảm bảo vị trí, liên minh và căn cứ tại Syria bền vững trong tương lai”.

Các nguồn tin về chính sách đối ngoại Nga cho hay, điện Kremlin sợ chính quyền của ông Assad quá mong manh trước một sự thay đổi lớn, và tin rằng cần phải đấu tranh nhiều hơn nữa trước khi một quá trình chuyển đổi có thể diễn ra.

Nga lại mang tương lai Assad để trêu ngươi Mỹ?

Chính thức can thiệp quân sự vào Syria từ ngày 30/9/2015 theo lời đề nghị của Tổng thống Assad, tính đến thời điểm này, Moska đã phần nào khẳng định được vị trí và vai trò của mình đối với cuộc chiến chống IS tại quốc gia Trung Đông này.

Trong thời gian qua, đã không ít lần điện Kremlin nhận được những lời đề nghị, thậm chí cả gây sức ép từ Mỹ và phương Tây về việc phải yêu cầu ông Assad từ chức để thành lập một chính phủ mới.

Trước sức ép từ các bên, Tổng thống Putin từng nói sẽ để ngỏ khả năng đưa thành viên phe đối lập vào cơ cấu chính phủ Syria. Sau tuyên bố này, phương Tây hy vọng Nga có thể gây áp lực để ông Assad sớm ra đi. Tuy nhiên đến thời điểm này, vị Tổng thống vẫn yên vị.

Giới phân tích cho biết, tuyên bố về việc để tổng thống Syria ra đi lần này tiếp tục là một toan tính chính trị nhằm trêu ngươi Mỹ.

Còn nhớ hôm 17/5, phát biểu tại cuộc họp báo thông báo kết quả phiên họp của Nhóm Quốc tế hỗ trợ Syria, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố rằng, Nga không bảo vệ cá nhân Tổng thống Assad, mà chỉ ủng hộ chính quyền hợp hiến ở Syria trong cuộc chiến chống khủng bố.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định rằng, mục đích của Moskva khi can thiệp quân sự vào Syria không phải là để giữ chắc chiếc ghế cho ông Assad, mà nhằm duy trì sự ổn định của chính quyền hiện thời, để tập trung tối đa sức mạnh cho cuộc chiến chống khủng bố.

“Nga không ủng hộ cá nhân đặc biệt nào, Nga chỉ ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố và Nga không thấy có sự thay thế nào tốt hơn so với quân đội Syria trong cuộc chiến này”, ông Lavrov khẳng định.

Trước đó hôm 4/5, trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn RIA Novosti, Ngoại trưởng Lavrov đã tuyên bố ông Assad không phải là đồng minh của Nga như cách mà Thổ Nhĩ Kì là đồng minh của Mỹ.

Nga lại mang tương lai Assad để trêu ngươi Mỹ?
Nga lại mang tương lai Assad để trêu ngươi Mỹ?

“Tổng thống Assad không phải là đồng minh của chúng tôi. Nga giúp ông ấy chống lại khủng bố và bảo vệ sự toàn vệ lãnh thổ, tuy nhiên, ông ấy không phải là một đồng minh theo cái cách Thổ Nhĩ Kì đang là đồng minh của Mỹ”, Ngoại trưởng Lavrov nói.

Ngay sau lời tuyên bố của ông Lavrov, Nhà Trắng cũng đưa ra một tối hậu thư với quan điểm cứng rắn đối với chính quyền Damascus trong quá trình chuyển giao chính trị.

“Ngày mục tiêu cho quá trình chuyển tiếp là 1/8/2016. Giờ đã là tháng 5 rồi. Nếu ông Assad không tuân thủ điều kiện này, chắc chắn sẽ có những hệ quả không như mong muốn”, ông Kerry tuyên bố.

Thậm chí hồi tháng 11năm ngoái, khi được hỏi liệu việc Tổng thống Syria Assad giữ ghế có phải là vấn đề nguyên tắc đối với Nga hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định:

“Chắc chắn là không, chúng tôi chưa bao giờ nói thế. Chúng tôi không nói rằng ông Assad nên ở lại hay ra đi. Việc thay đổi chế độ ở Syria có thể trở thành thảm họa không chỉ ở địa phương mà còn gây ra vấn đề về người tị nạn như hiện nay, và có thể trở thành một hố đen khổng lồ”.

Phát biểu trên đài phát thanh Ekho Moskvy, Người phát ngôn bộ ngoại giao Nga nói thêm rằng vấn đề tại vị của ông Assad không đóng vai trò quan trọng đối với Nga. Chính người dân Syria sẽ quyết định số phận của ông Assad, cũng như tìm ra vị lãnh đạo cho đất nước của họ.

Rõ ràng, trong khi Mỹ cũng như các nước thể hiện thái độ cứng rắn với nhà lãnh đạo Damascus, điện Kremlin cũng tỏ rõ sự lạnh lùng, cương quyết của mình. Tuy nhiên đằng sau nhũng lời phát biểu ấy, Moskva vẫn ngầm hỗ trợ và ủng hộ Tổng thống Assad.

Giới phân tích chỉ ra rằng, Tổng thống Putin, người ủng hộ lâu năm của Assad khó có khả năng để nhà lãnh đạo này ra đi, khi lực lượng chính phủ bắt đầu giành chiến thắng liên tiếp ở tỉnh Latakia và Aleppo.

Trở lại với diễn biến gần đây, hôm 19/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bất ngờ đến Syria. Đây là chuyến thăm không báo trước và được dự đoán sẽ thay đổi nhiều diễn biến trên chiến trường.

Dù các phương tiện truyền thông quốc gia Syria không tiết lộ bất cứ chi tiết nào về chuyến thăm này nhưng Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, ông Shoigu đã trao đổi với Tổng thống Assad về hợp tác kỹ thuật quân sự song phương cũng như cuộc chiến chống các phần tử nổi dậy.

Giới phân tích cho rằng, chuyến thăm của ông Shoigu đến Syria lần này được xem là một thông điệp ngầm của Moskva tới Washington, hàm ý Mỹ không nên cố gắng gây áp lực lên Nga để buộc ông Assad từ chức.

Theo Trung Dũng (Tổng hợp)

Đất Việt