1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mỹ mượn cớ Triều Tiên để phong tỏa cảng Nga

Giới chức Nga tố cáo, Mỹ đang mượn lí do trừng phạt Triều Tiên để kiểm soát, phong tỏa các hải cảng của Nga ở vùng Viễn Đông.

Mỹ mượn Triều Tiên để triệt hạ các đối thủ?

Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, vào năm 2016, Washington và Seoul đã thỏa thuận sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo giai đoạn cuối THAAD trên lãnh thổ quốc gia láng giềng Hàn Quốc với lý do phòng chống mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã điều tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng thứ 2 và có thể sẽ là 3 biên đội tàu sân bay với hơn 10 tàu khu trục và tàu tuần dương mang tên lửa hành trình Tomahawk đến Syria để chuẩn bị cho một giải pháp quân sự đối với Triều Tiên.

Theo giới chức lãnh đạo Moscow, chính quyền Hoa Kỳ có thể giành lấy quyền kiểm soát đặc biệt với các hải cảng Nga là Vladivostok, Nakhodka và Vanino, trong bối cảnh thực hiện biện pháp trừng phạt chống Triều Tiên.

Vấn đề này được chứa đựng trong dự thảo luật mà Hạ viện của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua hôm 5/5. Tuy nhiên, để được biến thành một Luật có cơ sở pháp lý thực tiễn, dự luật này còn phải nhận được sự chấp thuận của Thượng viện và đệ trình Tổng thống ký phê chuẩn.

Mục đích cơ bản của dự luật là đảm bảo kiểm soát việc thực hiện các nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó hạn chế thương mại của Triều Tiên với các quốc gia khác, cấm cung cấp vũ khí, máy bay, tên lửa, hạt nhân và các công nghệ khác cho đất nước này.

Ngoài ra, trong trường hợp những đối tượng mua của Triều Tiên các tài nguyên như vàng, niken, titan, kẽm, kim loại đất hiếm, than, sắt, thực phẩm, thì với người mua cũng sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ.

Dự luật khẳng định lệnh cấm tất cả các giao dịch tài chính với Bình Nhưỡng, cấm cung cấp một số loại nhiên liệu, cấm dành dịch vụ thông tin liên lạc. Cũng cấm sử dụng nhân công lao động là công dân Triều Tiên, nếu điều đó có thể có lợi cho Bình Nhưỡng.

Các hải cảng khác được ghi trong dự luật này còn gồm có các hải cảng của Nga, Trung Quốc, Iran - những đối thủ địa-chính trị của Mỹ, cùng hải cảng Tartous và Latakia của Syria - quốc gia dường như chẳng có liên quan gì đến Triều Tiên nhưng hiện đang là cái gai mà Hoa Kỳ rất muốn nhổ.

Do đó, giới phân tích cho rằng, Mỹ đang mượn cớ trừng phạt Triều Tiên để “tiện tay” bao vây, phong tỏa các đối thủ của mình, bất chấp việc họ chẳng có gì liên quan đến Triều Tiên.

Nga tố Mỹ lợi dụng vấn đề Triều Tiên để phong tỏa quân cảng của Nga
Nga tố Mỹ lợi dụng vấn đề Triều Tiên để phong tỏa quân cảng của Nga

Moscow sẽ đáp trả nếu Mỹ kiểm soát cảng Nga

Đặc biệt là theo văn kiện này, Tổng thống Hoa Kỳ cần trình cho Quốc hội bản báo cáo về các hải cảng và phi trường đã vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, trong đó có cảng Nakhodka, Vladivostok và Vanino của Liên bang Nga.

Đáp trả lại nghị quyết của Mỹ mà Nga coi là “quá phận”, giới chính khách Nga tuyên bố rằng, Luật về quyền của Hoa Kỳ kiểm soát cảng của Liên bang Nga bao hàm kịch bản vũ lực, tương đương với lời tuyên chiến mà Washington đưa ra với Moscow.

Ông Konstantin Kosachev - Chủ tịch Ủy ban Ủy ban Quan hệ Quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga - tuyên bố rằng, việc thực thi đề án luật Mỹ về sự kiểm soát đặc biệt của Hoa Kỳ với các hải cảng của Nga ở Viễn Đông là tương đương với sự khiêu khích trắng trợn của Washington.

Hãng thông tấn Nga Sputnik dẫn lời ông Kosachev nói: "Tôi hy vọng đề án luật này sẽ không bao giờ được thực hiện, bởi nó bao hàm cả kịch bản vũ lực, cưỡng chế, buộc tất cả các tàu bè chịu sự kiểm tra của tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ. Loại kịch bản vũ lực như vậy không thể coi là bình thường bởi nó có nghĩa là lời tuyên chiến”.

Còn ông Andrei Krasov, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Duma về Quốc phòng nhấn mạnh rằng, sự kiểm soát của Hoa Kỳ với các hải cảng thuộc vùng Primorye của Nga không phù hợp với những khái niệm chung về duy trì an ninh quố

Vị quan chức Hạ viện Nga nhấn mạnh rằng: sẽ không có một tàu Mỹ nào được tiến vào vùng lãnh hải thuộc Liên bang Nga. Để đáp lại tất cả những bước đi không thân thiện đối với Nga và các đồng minh của chúng tôi, chính quyền Hoa Kỳ sẽ nhận được câu trả lời hoàn toàn cân xứng.

Ông cho biết, trong mọi trường hợp, không một con tàu nào của Mỹ được vào vùng biển của Nga. “Lực lượng vũ trang và hạm đội của Nga có tất cả các phương tiện để trừng phạt đích đáng những đối tượng dám liều lĩnh xâm phạm lãnh hải của đất nước” - nghị sĩ Krasov nói thêm.

Theo Toàn Thắng

Đất Việt