1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mỹ dùng tàu sân bay tại Biển Đen: Phép thử siêu cường

Theo RIA Novosti, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị cạnh tranh sức mạnh quân sự ở Biển Đen, vùng biển Nga luôn chiếm ưu thế từ trước đến nay.

Chờ đợi thách thức siêu cường biển

Nói về ý định của Mỹ, Chuẩn Đô đốc Michael Manazir phát biểu tại một phiên điều trần của Ủy ban Quốc phòng thuộc Hạ viện Mỹ: "Lần đầu tiên sau 25 năm, Hải quân Mỹ đang chờ đợi những thách thức từ sự trở lại của siêu cường trên biển".

Vị Chuẩn Đô đốc Manazir cho biết thêm, Hải quân Mỹ đã chuẩn bị để đối mặt với những thách thức trong tương lai gần, nhưng về lâu dài, Hải quân Mỹ sẽ gặp khó khăn do vấn đề kinh phí để đảm bảo việc hiện đại hóa hải quân.

Ngoài ra, tại phiên điều trần này, Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ còn trình bày một kế hoạch hỗ trợ sự hiện diện toàn cầu của Hải quân do Bộ Tư lệnh Hải quân phát triển.

Đô đốc Manazir dẫn chứng về sự hiện diện của cụm tàu tác chiến tàu sân bay USS Harry S.Truman ở phần phía Đông của Địa Trung Hải. Đây là một trong những phương án giúp Mỹ duy trì sự hiện diện ở Trung Đông từ năm 2003 đến nay.

Việc duy trì thường xuyên các cụm tàu tác chiến sẽ đảm bảo cho Hải quân Mỹ duy trì sức mạnh ở những vùng biển chiến lược, trong đó có Biển Đen, nơi mà trước nay Nga luôn chiếm ưu thế, Chuẩn Đô đốc Manazir cho biết.

Tàu sân bay USS Harry S.Truman.
Tàu sân bay USS Harry S.Truman.

Cuộc chiến có cân sức?

Mỹ đã tuyên bố và lộ con bài chiến lược là tàu sân bay để gây ảnh hưởng tại Biển Đen, tuy nhiên như vậy liệu đã đủ khi người Mỹ phải đối đầu với hạm đội hùng mạnh bậc nhất thế giới của Nga tại vùng biển này?

Theo các nguồn công khai, đến cuối năm 2016, Hạm đội Biển Đen sẽ có 7 chiếc tàu ngầm, 41 hạm nổi, 34 máy bay cánh cứng và khoảng 40 trực thăng. Trong số 7 tàu ngầm của Hạm đội, có hai chiếc thuộc Đề án 636.3 rất hiện đại. Bốn chiếc còn lại của Đề án 636.3 cũng sẽ đưa vào phục vụ trong biên chế Hạm đội trong năm 2016.

Khối tàu chiến mặt nước chủ lực của Hạm đội biển Đen bao gồm các tàu tuần dương mang tên lửa đề án 1164 Moskva (tên mã NATO là lớp Slava), tàu chống ngầm cỡ lớn đề án 1134B Kerch (tên mã NATO là lớp Kara, con tàu này hiện không hoạt động do hậu quả của một vụ cháy), cùng ba tàu hộ tống - hai tàu thuộc đề án 1135 (tên mã NATO là lớp Krivak) và một tàu thuộc đề án 01090 (tên mã NATO là lớp Kashin). Ba tàu khu trục nhỏ thuộc đề án 11356 (tên mã NATO là lớp Krivak-V) cũng sẽ được bổ sung cho hạm đội trong năm 2016.

Bên cạnh đó, Hạm đội Biển Đen cũng có lực lượng tàu chiến hạng nhẹ bao gồm hai tàu đệm khí cao tốc mang tên lửa thuộc đề án 1239 lớp Sivuch (tên mã NATO là lớp Bora), hai tàu tên lửa đề án 1234 (tên mã NATO là lớp Nanuchka) và hai tàu đề án 21631 (lớp Buyan), tám tàu săn ngầm đề án 1124M (tên mã NATO là lớp Grisha-III), sáu tàu quét mìn đại dương và năm tàu quét mìn gần bờ và cảng biển, bảy tàu đổ bộ cỡ lớn (3 tàu đề án 1171 lớp Alligator và 4 tàu đề án 775 lớp Ropucha) và sáu tàu tên lửa cao tốc (5 tàu đề án 12411 lớp Tarantul-III và đề án 12417 lớp Tarantul-IV, 1 tàu đề án 206MR lớp Matka).

Tuần dương hạm Moskva - soái hạm của Hạm đội Biển Đen.
Tuần dương hạm Moskva - soái hạm của Hạm đội Biển Đen.

Đóng vai trò quan trọng cho tác chiến trên biển của Hạm đội Biển Đen là lực lượng hàng không hạm đội, bao gồm 16 máy bay ném bom chiến thuật Sukhoi Su-24M (đang trong quá trình chuyển loại thành Su-34 Fullback), 4 (một số nguồn nói là 7) thủy phi cơ chống ngầm Beriev Be-12 (Mail), một máy bay tác chiến điện tử Antonov An-12PP (Cub) và 4 máy bay trinh sát Su-24MR. Lực lượng trực thăng của hạm đội gồm 30 chiếc Kamov Ka-27PL chống ngầm và 8 chiếc Mi-8 tác chiến điện tử.

Lực lượng bảo vệ bờ biển của Hạm đội Biển Đen bao gồm một lữ đoàn tên lửa và pháo binh độc lập, có trong biên chế một trung đoàn tên lửa cơ động tầm xa Redut, hai trung đoàn tên lửa cơ động tầm ngắn Rubezh và một tiểu đoàn pháo cơ động 130mm Bereg. Và tổ hợp S-400 vừa được Nga triển khai đến bán đảo Crimea.

Hạm đội Biển Đen cũng có một trung đoàn hải quân đánh bộ độc lập. Theo Sivkov, tình trạng trên các tàu của Hạm đội Biển Đen là tốt. Khi quan hệ với NATO nói chung và Mỹ xấu đi, những biện pháp khẩn cấp sẽ được thực hiện để đảm bảo càng nhiều lực lượng của hạm đội ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu càng tốt.

Trong bối cảnh đó, Nga có thể sẽ sử dụng 100% lực lượng tàu chiến chủ lực và hạng nhẹ, khoảng 80% lực lượng bảo vệ bờ biển.

Không quân Hạm đội sẽ tung vào trận 12-16 máy bay Su-24M và Su-30SM, 2-3 thủy phi cơ Be-12, 2 máy bay Su-24MR trinh sát, khoảng 12-18 trực thăng chống ngầm Ka-27PL và 4-5 trực thăng tác chiến điện tử Mi-8. Tất cả số máy bay kể trên sẽ ở trong tình trạng kĩ thuật hoàn hảo.

Nếu chiến sự nổ ra, Hạm đội Biển Đen sẽ được Quân đoàn phòng không 51 yểm trợ trong việc bảo vệ các căn cứ và lực lượng của hạm đội, như một phần của hệ thống chống thâm nhập tổng thể.

Quân đoàn 51 có thể đưa vào chiến đấu hai trung đoàn máy bay chiến đấu (khoảng 50-60 máy bay Su-27 Flanker và máy bay MiG-29 Fulcrum) và hai trung đoàn tên lửa đất đối không.

Không quân chiến lược tầm xa có thể tăng cường cho Hạm đội Biển Đen một trung đoàn không quân để đối phó với các tàu chiến cỡ lớn của những kẻ thù tiềm năng. Các lực lượng không quân đặc nhiệm của Nga đang đóng tại căn cứ không quân Khmeimim ở Syria cũng có thể sẽ tham gia chiến đấu.

Với quân số này của Nga, nếu Mỹ chỉ dùng tàu sân bay USS Harry S.Truman và biên đội chiến hạm đi kèm cùng với thế lực sẵn có tại Biển Đen sẽ chỉ tạo ra một cuộc cạnh tranh không cân sức tại “sân nhà” của Nga.

Theo Tuấn Hưng

Đất Việt