1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Lò phản ứng hạt nhân chủ chốt của Triều Tiên đóng cửa 3 tháng qua

(Dân trí) - Lò phản ứng hạt nhân được tin là từng cung cấp phần lớn plutonium cho các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên dường như đã đóng cửa suốt 3 tháng qua, cơ quan thanh sát vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc hôm nay cho biết.

Lò phản ứng hạt nhân chủ chốt của Triều Tiên đóng cửa 3 tháng qua - 1

Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano (Ảnh: Reuters)

Theo Reuters, lò phản ứng 5 megawatt nói trên thuộc tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có trụ ở tại Vienna, Áo cho biết lò phản ứng này dường như đã không hoạt động 3 tháng qua, nhưng không biết lý do vì sao.

“IAEA không quan sát thấy bất kỳ dấu hiệu hoạt động nào của lò phản ứng 5MW kể từ đầu tháng 12/2018”, Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano cho biết trong một bài phát biểu kín trước Ban Giám đốc điều hành, hiện đang nhóm họp trong tuần này.

Tại một phòng thí nghiệm hóa phóng xạ tách plutoni khỏi nguyên liệu đã sử dụng của lò phản ứng, không có dấu hiệu cho thấy các hoạt động tái xử lý đó, ông Amano cho biết.

Nhưng một cơ sở được tin là được sử dụng để làm giàu uranium, một quá trình có thể sản xuất ra nguyên liệu cấp độ vũ khí phục vụ các quả bom hạt nhân, dường như vẫn hoạt động, ông Amano nói. Và công tác xây dựng vẫn tiếp tục trên một lò phản ứng nước nhẹ thí nghiệm.

“Tại một lò phản ứng nước, IAEA đã nhìn thấy các dấu hiệu của công tác xây dựng đang tiếp diễn. Chúng tôi cũng đã tiếp tục quan sát các dấu hiệu về việc tiếp tục sử dụng cơ sở làm giàu máy ly tâm”, ông Amano cho hay.

Một số nhà phân tích độc lập, hiện cũng đang sử dụng ảnh vệ tinh, tin rằng lò phản ứng lâu năm đang gặp trục trặc kỹ thuật.

 Khả năng phá hủy tổ hợp hạt nhân Yongbyon đã trở thành trung tâm trong các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội tuần qua.

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có trụ ở tại Vienna, Áo đã không tiếp cận Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng trục xuất các quan sát viên vào năm 2009, và IAEA giờ đây giám sát các hoạt động hạt nhân của Bình Nhưỡng chủ yếu qua hình ảnh vệ tinh.

IAEA đã nhiều lần nói rằng tổ chức này sẵn sàng đóng vai trò kiểm chứng tại Triều Tiên, khi một thỏa thuận chính trị đạt được về các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên.

Mỹ nói nước này muốn một quá trình giải trừ hạt nhân đầy đủ của Triều Tiên, nhưng cuộc đàm phán giữa ông Trump và ông Kim tại Hà Nội đã kết thúc sớm mà không có thỏa thuận, khiến tương lai các cuộc đàm phán trở nên mông lung.

Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân từ năm 2006 đến 2017, và năm ngoái đã phá hủ các đường hầm tại cơ sở thử nghiệm hạt nhân chính, mà Bình Nhưỡng nói là bằng chứng cho cam kết của mình nhằm chắm dứt thử nghiệm hạt nhân.

Tuy nhiên, Triều Tiên chưa cho phép các chuyên gia vào chứng kiến việc giải trừ địa điểm trên và kiểm chứng những gì thực gì đã diễn ra. Chỉ một nhóm nhỏ các nhà báo quốc tế được Triều Tiên lựa chọn để chứng kiến việc phá hủy bãi thử Punggye-ri.

An Bình