1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Lo ngại Bắc Kinh, các nước "vung tiền" sắm vũ khí

Những lo ngại từ sự trỗi dậy của Trung Quốc đang kéo các quốc gia châu Á vào xu hướng chạy đua vũ trang, có khả năng đạt tốc độ cao trong những năm tới.

Thế giới đều nhận thấy sự gia tăng quân sự của Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh đã tăng gấp tám lần trong 20 năm qua, trở thành quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ hai trên thế giới. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trong năm 2012, quốc gia này chiếm gần 10% tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu. Con số này vượt số liệu của Nga và Anh cộng lại.

Thông tin khác ít được biết đến hơn là tác động của việc củng cố quân sự của Trung Quốc lên các quốc gia châu Á nói chung. Năm 2012 đánh dấu mốc đầu tiên trong lịch sử hiện đại, các quốc gia châu Á đã chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn so với châu Âu. Từ Ấn Độ đến Hàn Quốc và một số nước tại Đông Nam Á, các chính phủ trong khu vực đang gia tăng chi tiêu quốc phòng. Thậm chí Nhật Bản, quốc gia theo chủ trương hoà bình trong nhiều năm cắt chi tiêu quốc phòng, gần đây đã bắt đầu đảo ngược xu hướng này, để định hướng thế trận quốc phòng do những quan ngại từ mối đe doạ quân sự Trung Quốc.

Tại thời điểm khi Mỹ và châu Âu cắt giảm chi phí quân sự, việc gia tăng chi tiêu tại châu Á, một khu vực đang phát triển nhanh, là rất dễ hiểu. Khi nền kinh tế phát triển, các quốc gia buộc phải hiện đại hóa khả năng phòng thủ của họ. Tương tự như vậy, khi Trung Quốc trở nên phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu, từ quặng sắt của Brazil hay dầu của Sudan, thì việc thuê ngoài kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng đối với Mỹ trở nên hạn chế hơn.

Tuy nhiên, việc củng cố quân sự gia tăng tại châu Á có phương diện khác đáng lo ngại hơn. Desmond Ball, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Quốc gia Úc, gọi đó là "động lực hành động phản ứng". Sự thực là có một cuộc chạy đua vũ trang cổ điển đang diễn ra. Robert Kaplan, một học giả và tác giả của Asia's Cauldron, một cuốn sách mới về biển Đông, gọi đây là "một trong tin tức ít được đề cập nhất trên các phương tiện truyền thông chính thống trong nhiều thập kỷ".

Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang này. Quan trọng nhất là sự bành trướng thế lực ngày càng tăng của Trung Quốc, khiến các nước như Ấn Độ, Việt Nam và Philippines phải lo lắng hơn về quốc phòng. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn do lo ngại về vị thế của Mỹ tại khu vực châu Á ngày càng lung lay, nên "trục" hoặc "tái cân bằng" của Washington vẫn hướng đến châu Á. Căng thẳng ngoại giao khác, đặc biệt là giữa Ấn Độ và Pakistan, giữa Nam và Bắc Triều Tiên, cũng góp phần tạo động lực chạy đua vũ trang cho khu vực này.

Tàu ngầm Malaysia. Ảnh: Reuters

Tàu ngầm Malaysia. Ảnh: Reuters
Một trong những chi tiêu đáng chú ý nhất là Ấn Độ, khi năm ngoái quốc gia này đã trở thành đối tác nước ngoài lớn nhất của Mỹ về vũ khí quân sự. Trong năm 2010, quốc gia này đã vượt Trung Quốc thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất, một ví dụ phản ánh những nỗ lực thành công của Bắc Kinh trong việc thích ứng với nhu cầu quốc phòng đang gia tăng.

Động thái mua hàng của Ấn Độ từ Mỹ là nhằm thu hẹp khoảng cách công nghệ. Dassault của Pháp cũng đang chờ New Delhi để hoàn tất một thỏa thuận dài hạn về việc mua máy bay chiến đấu Rafale giá trị lên đến 20 tỷ USD. Trong năm 2011, New Delhi đã dành hẳn một con số khổng lồ 44 tỷ USD cho quốc phòng - chỉ ít hơn so với chi tiêu cho giáo dục - với 45 tàu chiến và tàu ngầm đang được xây dựng, trở thành một trong số những chương trình xây dựng hải quân lớn nhất thế giới.

Ấn Độ không đơn độc trên con đường gia tăng vũ trang. Chi tiêu quốc phòng của Malaysia đã tăng gấp đôi từ năm 2000. Singapore đang theo đuổi những gì được trìu mến gọi là chiến lược "tôm độc", là một trong 10 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu trên thế giới. Tuy là quốc gia nhỏ nhất ở Đông Nam Á nhưng Singapore lại có lực lượng không quân lớn nhất.

Tại châu Á, việc mua tàu ngầm, "đồ phụ kiện mới" theo Bernard Loo Fook Weng, một chuyên gia quốc phòng Singapore, đang được nhân rộng. Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam có kế hoạch mua sáu tàu ngầm mỗi nước vào cuối thập kỷ này.

Australia cũng đang ở giữa công cuộc hiện đại hóa quốc phòng quan trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, muốn tăng thêm hơn 20 tàu ngầm trong vòng hai thập kỷ tới. Nhìn chung, các quốc gia châu Á dự kiến ​​sẽ mua 110 tàu ngầm trong vòng 15 năm tới.

Hàn Quốc cũng đã tăng cường khả năng phòng thủ của mình và dự kiến ​​sẽ sớm trở thành một nước xuất khẩu vũ khí top 10 toàn cầu. Ngay cả Nhật Bản, dù đã có một lệnh cấm đối với xuất khẩu vũ khí sau chiến tranh, cũng bắt đầu nới lỏng hạn chế để tham gia vào các chương trình phát triển vũ khí đa quốc gia, chẳng hạn như F-35 Joint Strike Fighter (chương trình của cục phòng vệ Mỹ với chủ đích tạo một hệ thống máy bay tấn công phòng vệ thế hệ mới cho không quân, thuỷ quân, lục quân) phát triển bởi Hoa Kỳ với tám quốc gia khác.

Có hai mối quan ngại rõ ràng về một cuộc chạy đua vũ đang phát triển ngày càng ráo riết trong những năm tới. Một là, đặc biệt là ở các nước nghèo, chẳng hạn Ấn Độ, nơi vẫn còn hàng trăm triệu người nghèo, ngân sách cho mua bán quân sự không có giá trị xã hội. Mối quan ngại khác, ngược lại, khi nói đến vũ khí, điều duy nhất tồi tệ hơn chi tiêu cho thiết bị vô dụng là chi tiêu cho vũ khí mà thực sự hữu ích.

Hầu hết các quốc gia châu Á đang củng cố tiềm lực của mình trên không phận và hải phận. Người dân trong khu vực này phải hy vọng rằng cuộc chạy đua vũ trang này sẽ hoàn toàn là phí phạm tiền bạc (nghĩa là chiến tranh không xảy ra - ND).

Theo Như Nguyệt
Vietnamnet/FT