1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Lần đầu phát hiện xác người cổ đeo nhẫn ở chân

(Dân trí) - Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện 2 bộ xương người Ai Cập cổ đại có niên đại hơn 3.300 năm. Đáng chú ý là các xác này đều được chôn cùng một chiếc nhẫn bằng hợp kim đồng được đeo ở chân.

Theo các nhà khảo cổ học, những chiếc nhẫn này có thể đã được những người này đeo ở chân khi còn sống, và khám phá này mở ra câu hỏi liệu đây là một kiểu thời trang của người xưa hay họ đeo vì lí do ma thuật.

Bộ xương 3300 năm tuổi được khai quật
Bộ xương 3300 năm tuổi được khai quật

Hiện khả năng thứ hai có vẻ đang được ủng hộ bởi một trong những chiếc nhẫn được tìm thấy trên chân phải của một bộ xương, được xác định là của nam giới, độ tuổi từ 35 - 40. Bàn chân của người này có một vết rạn cùng với một đoạn xương đùi bị gãy ở trên.

Cả hai bộ xương được tìm thấy tại một nghĩa trang ở phía Nam thành phố cổ Akhetaten (có nghĩa là “Chân trời của Aten”, nơi ngày nay có tên là Amarna. Akhetaten từng là thủ đô trong thời gian ngắn của Ai Cập do Akhenaten, một pharaoh theo tư tưởng tôn giáo thờ đĩa mặt trời (Aten), xây dựng. Ông cũng có thể là cha của Tutankhamun.

Sau khi Akhenaten qua đời, nỗ lực thay đổi tín ngưỡng của Ai Cập nêu trên đã bị bãi bỏ, do những người kế vị lên án ông và thành phố Akhetaten bị bỏ hoang. Dù vậy, Anna Stevens, trợ lý giám đốc dự án Amarna cho biết những chiếc nhẫn đeo chân vừa được khám phá có liên quan đến những thay đổi về tôn giáo mà Akhenaten đã tạo ra.

“Tôi chưa hề biết đến bất kỳ chiếc nhẫn nào như vậy, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không tồn tại. Bởi nếu chúng ta tìm thấy chúng trong một ngôi nhà, chúng ta sẽ không biết được mục đích của chúng là làm gì”, Stevens khẳng định với tờ LiveScience.

Trước đây người ta từng tìm thấy những chiếc nhẫn bằng vàng đeo trên chân một xác ướp có tên Hornedjitef, một mục sư tại Karnak hơn 2200 năm trước. Xác ướp này, hiện đang ở trong một bảo tàng của Anh, có “một chiếc nhẫn vàng trên ngón cái của bàn chân trái”, nhà khảo cổ Joyce Filer miêu tả trong một cuốn sách.

Chiếc nhẫn được tìm thấy trên ngón thứ hai của bàn chân phải
Chiếc nhẫn được tìm thấy trên ngón thứ hai của bàn chân phải

Một bảo bối trị thương thần kỳ?

Người đàn ông có bàn chân phải bị thương có vẻ như đã chịu nhiều đau đớn khi còn sống. Người này “có những dấu hiệu cho thấy bị nhiều vết rạn, gãy xương trước khi chết, bao gồm một vài xương sườn, xương quay trái, xương khủyu tay phải, bàn chân phải (mà trên đó có chiếc nhẫn) và đùi phải”, Stevens miêu tả.

“Vết rạn trên xương đùi phải đã liền nhưng bị chệch đi một góc và có lẽ đã khiến người này chịu nhiều đau đớn”.

Chiếc nhẫn hợp kim đồng được tìm thấy trên ngón chân thứ hai của bàn chân phải người này. Chiếc nhẫn được đặt trên ngón chân bị thương, cho thấy có lẽ nó được đeo với mục đích giúp điều trị vết thương.

“Hành động “gắn kết” hoặc “vây tròn” đầy quyền năng phép thuật trong thế giới Ai Cập cổ đại. Và một chiếc nhẫn kim loại, có thể bao tròn quanh thứ gì đó, khiến nó có thể được dùng trong mục đích này”, Stevens nhận định.

Thanh Tùng
Theo LiveScience