1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Hải quân Mỹ mở rộng vai trò của Hạm đội 3 tại khu vực Thái Bình Dương

(Dân trí) - Tại một diễn đàn an ninh do Quỹ Hoà bình Sasakawa tổ chức hôm 6/5 tại thủ đô Washington, Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, cho biết Hạm đội 3 sẽ mở rộng vai trò trong quá trình hoạt động tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương.


Các tàu chiến của Mỹ (Ảnh: Reuters)

Các tàu chiến của Mỹ (Ảnh: Reuters)

Phát biểu tại sự kiện trên, Đô đốc Scott Swift đã đánh giá cao về Hạm đội Thái Bình Dương khi ông khẳng định "đây là lực lượng hải quân quan trọng, sẵn sàng ứng phó và đủ năng lực trên thế giới" và có thể hỗ trợ chiến lược tái cân bằng ở châu Á.

Tuy nhiên, không bằng lòng với những gì đã làm được trong thời gian qua, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cho rằng cần phải có những thay đổi hơn nữa để cải thiện quá trình hoạt động của hạm đội này tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương.

Hạm đội Thái Bình Dương gồm Hạm đội 3 với “tổng hành dinh” ở thành phố San Diego của bang California và Hạm đội 7 với tổng hành dinh ở thành phố Yokosuka của Nhật Bản. Trong lịch sử, Hạm đội 7 từng nắm quyền chỉ huy các tàu chiến thuộc Hạm đội 3 khi những tàu này vượt qua phía Tây của tuyến đường đổi ngày quốc tế (IDL).

Tuy nhiên, hôm 26/4 vừa qua, Đô đốc Swift đã tái khẳng định quan điểm của ông về việc mở rộng vai trò của Hạm đội 3 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, ông muốn Phó Đô đốc Nora Tyson cùng thuỷ thủ đoàn duy trì quá trình kiểm soát hoạt động của các tàu khi đi qua IDL. Các tàu chiến USS Momsen, USS Decatur và USS Spruance sẽ trở thành những tàu đầu tiên được triển khai dựa trên điều chỉnh mới được công bố hồi cuối tháng trước.

Kể từ tháng 9 năm ngoái, Đô đốc đã thúc đẩy cho sự thay đổi trên. Ông đã đặt câu hỏi cho sự cần thiết của hoạt động trên thực tiễn hơn là những rắc rối về thủ tục hành chính. Sự thay đổi này không yêu cầu thay thế tổng hành dinh hay các cảng chính mà còn cho phép tăng cường hợp tác giữa hai hạm đội "trong các khu vực bất ổn".

Ngoài ra, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương cũng tin rằng sự thay đổi này sẽ cho phép Hải quân Mỹ thúc đẩy hơn nữa năng lực và khả năng hoạt động của Hạm đội 3. Trong tương lai, hai hạm đội này có thể chia nhau ra để thực hiện chung các nhiệm vụ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ví dụ như Hạm đội 3 triển khai nhiệm vụ hỗ trợ các khu vực bị sóng thần, trong khi Hạm đội 7 phụ trách công tác cứu hộ cứu nạn ở các khu vực bị động đất.

Phát biểu trước các phóng viên, Đô đốc Swift cho biết: "Rất khó đoán định tương lai. Chúng tôi muốn chuẩn bị cho những phương án nếu trong tương lai gặp những chuyện như vậy".

Theo Đô đốc Swift, sự chuẩn bị đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh và nếu trong trường hợp xảy ra "điểm tới hạn", lúc các năng lực của Hải quân Mỹ cần phải trải rộng ra trên toàn khu vực Tây Thái Bình Dương, cần phải có sự chuẩn bị sẵn cho các hoạt động của Hạm đội 3.

Cũng trong bài phát biểu tại diễn đàn an ninh trên, Đô đốc Swift cũng chia sẻ kinh nghiệm của riêng ông, cũng như cách ông đánh giá lại vai trò của Hạm đội 3 trong thời gian qua.

Ông nói: "Sau khi chuyển từ vị trí Chỉ huy Hạm đội 7 lên đảm nhận vị trí Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, tôi rất ngạc nhiên khi mọi người coi hạm đội này chỉ có sự hoạt động của Hạm đội 7 và Hạm đội 3 dường như đã bị lãng quên. Sau đó, tôi đã dành thời gian để đưa các hoạt động của Hạm đội 3 trở lại trong sự chú ý của dư luận".

Ngọc Anh

Theo Diplomat