1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

EU yêu cầu tiết lộ chủ sở hữu thật trong hồ sơ Panama Thế giới

Ngày 4/12, Thủ tướng Malta Joseph Muscat cho biết, cảnh sát đã tạm giữ 8 nghi phạm liên quan vụ đánh bom sát hại nhà báo Daphne Caruana Galizia khi bà đang lái xe trên đường.


Với các quy định mới, EU hy vọng ngăn chặn được nạn rửa tiền và tham nhũng.

Với các quy định mới, EU hy vọng ngăn chặn được nạn rửa tiền và tham nhũng.

Đây được cho là một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống trốn thuế và rửa tiền và được các nhà vận động chống tham nhũng hoan nghênh.

Các điều khoản sửa đổi trong chỉ thị chống rửa tiền thứ tư của Ủy ban Minh bạch quốc tế của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm: yêu cầu cho các công ty tiết lộ tên của chủ sở hữu có thật khi đăng ký công khai; dữ liệu về đơn vị ủy thác cho các chủ sở hữu phải được cung cấp cho các cơ quan thuế và cơ quan thực thi pháp luật, cũng như các đối tượng có nghĩa vụ thực hiện các quy định chống rửa tiền, như luật sư; yêu cầu các quốc gia thành viên xác minh thông tin về người sở hữu trong đăng ký của họ; mở rộng các quy định chống rửa tiền và chống khủng bố áp dụng cho các loại tiền ảo, dịch vụ thuế và những người kinh doanh tác phẩm nghệ thuật.

Các quốc gia thành viên EU sẽ có 18 tháng để chuyển đổi các chỉ thị mới thành luật của nước mình. Hiện nay, về mặt pháp lý, vương quốc Anh vẫn là thành viên của EU và sẽ phải thực hiện chỉ thị mới này, dù họ không hề muốn bởi các thiên đường thuế đều là lãnh thổ hải ngoại của Anh.

“Đây là một bước đột phá lớn và khẳng định tính minh bạch đầy đủ và là tiêu chuẩn toàn cầu mà các nước khác sẽ phải thẩm định. EU xứng đáng được tin tưởng giao nhiệm vụ thực hiện bước đi táo bạo này để chấm dứt bức màn bí mật tạo điều kiện cho nạn tham nhũng, trốn thuế và các tội ác khác “, ông Laure Brillaud, cán bộ về chính sách chống rửa tiền tại Ủy ban Minh bạch quốc tế của EU, cho biết.

Tổ chức Global Witness hoan nghênh động thái này mặc dù nó gặp phải sự phản đối của Anh, Luxembourg, Ireland, Malta và đảo Síp. “Thỏa thuận mới này sẽ làm khó cho tội phạm, trong đó có tội phạm tham nhũng khi họ sử dụng các công ty châu Âu như là “chiếc xe hơi chạy trốn” thông qua hoạt động ủy thác mà cơ quan thuế và cảnh sát không thể biết ai là người đứng đằng sau”, Murray Worthy, một nhà vận động cao cấp tại Global Witness, nhận định.

Những thay đổi này cũng bao gồm các quy định mới về việc sử dụng thẻ trả trước. Các thẻ này được phát hành bởi các công ty như MasterCard và Visa được nạp bằng tiền mặt và sử dụng thanh toán trực tuyến và thanh toán tại các cửa hàng mà không bị kiểm tra chặt chẽ như các khoản thanh toán bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Sau cuộc tấn công khủng bố ở Paris, các nhà chức trách Pháp phát hiện ra rằng, thủ phạm đã sử dụng thẻ trả trước trong quá trình chuẩn bị của chúng.

Theo các quy tắc sửa đổi, các quốc gia thành viên sẽ phải giới hạn số tiền có thể được chi tiêu nặc danh tối đa 150 euro tại một cửa hàng và 50 euro khi thanh toán trực tuyến.

Trong bài thuyết trình đầu tiên của mình từ khi rời nhiệm sở, ngày 13/12, cựu Thủ tướng Anh David Cameron, nói: “Căn bệnh ung thư tham nhũng đang phát triển, di căn và trở nên phổ biến hơn, phức tạp hơn, đa lớp, khó nắm bắt và ăn sâu”.

Theo Lan Anh

Tiền phong