1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Điểm yếu hệ thống tiếp dầu trên PAK FA T-50

Để không ảnh hưởng đến khả năng tàng hình, PAK FA được thiết kế với hệ thống nhận dầu nằm trong thân. Tuy nhiên, thiết kế này cũng bộc lộ nhược điểm.

Theo những thông tin và hình ảnh được Nga công bố cho thấy, cũng như phần lớn thiết bị khác, cần nhận nhiên liệu trên không trên tiêm kích tàng hình PAK FA T-50 của Nga cũng được thiết kế nằm trong thân máy bay.

Với thiết kế này, cần tiếp dầu không hề làm ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay. Và đây cũng là cách thiết kế của những máy bay tàng hình hiện có của Mỹ.

Tuy nhiên, theo nhận định thì cách thiết kế này cũng bộc lộ những điểm yếu bởi không phải lúc nào cửa che của bộ phận này cũng vận hành thuận lợi. Trong quá trình thử nghiệm trên mặt đất, Nga từng vài lần gặp khó với thiết bị này.

Vị trí cần nhận nhiên liệu của tiêm kích PAK FA.
Vị trí cần nhận nhiên liệu của tiêm kích PAK FA.

Sukhoi PAK FA sẽ là chiếc máy bay tàng hình đầu tiên được Không quân Nga sử dụng. Giống như F-22 và F-35 của Mỹ, PAK FA tích hợp các kỹ thuật tàng hình như hình dáng dẹp phẳng ở phần đầu và các góc cạnh răng cưa trong các họa tiết lớp sơn.

Cửa hút khí dài hẹp sẽ che đi phần lớn bề mặt ép của động cơ, và máy bay cũng sẽ trang bị hệ thống chắn sóng vô tuyến để che bề mặt nén ở khắp các phía. Khả năng tàng hình của PAK FA rõ rệt nhất ở bán cầu trước. Dự tính PAK FA có khả năng làm giảm tiết diện radar xuống còn như một quả bóng quần vợt nhìn từ góc tối ưu.

Tuy nhiên, theo nhận định của truyền thông Mỹ, khả năng tàng hình của PAK FA không được đánh giá cao. Và để khắc phục điểm yếu này, người Nga đã quyết định trang bị vũ khí tầm xa cho chiến đấu cơ này.

Nhận định đó được chuyên gia quân sự Dave Majumdar của tạp chí The National Interest cho biết sau khi Nga công bố kho vũ khí của máy bay tàng hình đầu tiên của mình gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, tên lửa diệt hạm, bom… hầu hết đều là vũ khí có tầm bắn xa tối đa đến 400 km.

Vũ khí tầm xa đầu tiên của PAK FA phải kể đến là tên lửa Izdelie 810 (phiên bản của R-37M) tiêu diệt mục tiêu giá trị cao hoặc máy bay cảnh báo sớm AWACS ở cách xa 400 km, tên lửa hành trình Kh-35UE diệt hạm (bắn xa 260 km), tên lửa hành trình Kh-58UShKE diệt radar (bắn xa 245 km), tên lửa diệt hạm siêu âm BrahMos-NG (bắn xa 290 km)...

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên khả năng tàng hình của PAK FA được nhắc đến với thái độ nghi ngờ. Ngay từ cuối năm 2013, tạp chí Defense News đã có những phân tích cho rằng khả năng tàng hình của máy bay Nga chỉ bằng 1/2 so với F-22 dù máy bay Mỹ ra đời trước đó tới 20 năm.

Theo Defense News, khả năng tàng hình thôi không đủ. Khả năng tàng hình đối với radar là tính năng cơ bản cần có của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, PAK FA chỉ đảm bảo được một phần tính năng này.

Theo thông tin được Nga công bố, PAK FA áp dụng công nghệ tàng hình plasma, đầu, khoang, cánh và ống nạp của máy bay đều sử dụng thiết kế hình dáng độc đáo, khoang vũ khí cũng áp dụng phương thức lắp đặt bên trong, giúp cho mặt cắt phản xạ radar chỉ là 0,5 m2.

Tuy nhiên, Mỹ cho rằng, khả năng tàng hình của nó vẫn rõ ràng thua kém F-22. Cùng một bộ radar, khoảng cách bộc lộ của PAK FA gấp đôi F-22, tạp chí Defense News nhận định.

Clip Tổng thống Putin chứng kiến thử nghiệm tiêm kích PAK FA:

Theo Tuấn Vũ

Đất Việt