1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Điểm mặt những vũ khí tối tân làm nên sức mạnh quân sự Nga

(Dân trí) - Bất chấp những sức ép lớn từ phương Tây những tháng gần đây, Tổng thống Nga Putin cuối tuần qua không ngần ngại tuyên bố “đừng ai ảo tưởng giành ưu thế trước quân đội Nga”. Hãy cùng chiêm ngưỡng những vũ khí trứ danh làm nên sức mạnh quân sự Nga.

Điểm mặt những vũ khí tối tân làm nên sức mạnh quân sự Nga
Chiến đấu cơ đa năng Mig-35 là một trong những át chủ bài của không quân Nga, với khả năng thực hiện các nhiệm vụ không đối không và tấn công không đối đất chính xác. Có khả năng đạt vận tốc tới 2400 km/h, Mig-35 đồng thời có thể tham gia các nhiệm vụ không kích tầm xa trên bộ và trên biển cũng như trinh sát. (Ảnh: Wiki commons)

Điểm mặt những vũ khí tối tân làm nên sức mạnh quân sự Nga
Su-30 là mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng không chiến cũng như oanh tạc mục tiêu trên bộ trong điều kiện bị kháng cự mạnh. (Ảnh: Tass)

MIG 29K – mẫu chiến đấu cơ được thiết kế dành riêng cho tàu sân bay. (Ảnh:
MIG 29K – mẫu chiến đấu cơ được thiết kế dành riêng cho tàu sân bay. (Ảnh: Tass)

MIG 29K – mẫu chiến đấu cơ được thiết kế dành riêng cho tàu sân bay. (Ảnh:
Trực thăng tấn công Mi-28 Havoc là mẫu máy bay được thiết kế để phục vụ cả bộ binh và không quân Nga. Mi-28 có thể mang 4 tên lửa chống tăng, được trang bị đại bác 30mm Shipunov tự động và cũng có thể gắn thêm rocket. (Ảnh: Tass)

Trực thăng vận tải Mi-8 trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2014. (Ảnh:
Trực thăng vận tải Mi-8 trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2014. (Ảnh: Tass)

Trực thăng vận tải Mi-8 trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2014. (Ảnh:
Tàu khu trục lớp Đô đốc Grigorovich, hay còn gọi là Project 11356, có lực giãn nước 3850 tấn, được thiết kế cho các nhiệm vụ chống hạm và chống ngầm. Tàu có thể hoạt động độc lập hoặc theo biên đội và được trang bị hệ thống tên lửa phòng không ống phóng thẳng đứng hiện đại. Mỗi chiếc Đô đốc Grigorovich có thể mang 8 ống phóng tên lửa đối hạm Kalibr & Klub, đại bác 100mm, tên lửa phòng không Kashtan, tên lửa phòng không Shtil và một trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31. (Ảnh: Tass)

Trực thăng vận tải Mi-8 trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2014. (Ảnh:
Có trọng lượng giãn nước 14.700 tấn, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân lớp Borei nhỏ hơn chút ít so với người tiền nhiệm lớp Typhoon. Tuy nhiên trên tàu được trang bị tới 16 quả tên lửa đạn đạo Bulava, mỗi tên lửa lại có thể mang 10 đầu đạn có tầm bắn 8300 km. Đây rõ ràng là vũ khí có sức răn đe khó nước nào sánh kịp của hải quân Nga. (Ảnh: Tass)

Trực thăng vận tải Mi-8 trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2014. (Ảnh:
Được hạ thủy tại St. Petersburg hồi năm ngoái, Novorossiysk là tàu ngầm động cơ diesel - điện hầu như tàng hình trước mọi loại radar. Các nhà thiết kế khẳng định, cộng nghệ tàng hình của tàu này khiến nó không thể bị phát hiện một khi đã lặn xuống biển. (Ảnh: AFP)

Trực thăng vận tải Mi-8 trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2014. (Ảnh:
Tàu đệm khí tên lửa dẫn đường lớp Bora: Đây thực chất là một con tàu hai thân, được trang bị 8 tên lửa Mosquito và 20 tên lửa đối không. Tàu mang theo thủy thủ đoàn 68 người và đạt vận tốc hành trình tới 100km/h. (Ảnh: Reddit)

Trực thăng vận tải Mi-8 trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2014. (Ảnh:
Là sự kết hợp giữa hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn tới trung và hệ thống tên lửa phòng không, Pantsir-S1 là nỗi kinh hoàng với bất kỳ loại chiến đấu cơ nào khi được trang bị 12 quả tên lửa dẫn đường đất đối không cùng hai súng máy tự động 30mm. Hầu như mọi vật thể bay, từ chiến đấu cơ, trực thăng, tới tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình đều có thể trở thành “mồi ngon” cho Pantsir-S1. (Ảnh: Wiki commons)

Trực thăng vận tải Mi-8 trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2014. (Ảnh:
Hệ thống phòng không BUK-2 được biết đến nhiều khi trở thành tâm điểm của cáo buộc là thủ phạm khiến chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị rơi tại miền Đông Ukraine hồi năm ngoái. Mỗi quả tên lửa trong hệ thống có thể mang những đầu đạn nặng 70kg, vươn tới độ cao 14km ở vận tốc gấp 3 lần vận tốc âm thanh. (Ảnh: Wiki commons)

Trực thăng vận tải Mi-8 trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2014. (Ảnh:
RS-24 Yars là hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiệt hạch, thuộc biên chế lực lượng hạt nhân chiến lược Nga. Mỗi tên lửa có thể mang nhiều đầu đạn nhắm tới những mục tiêu riêng, với tầm bắn 16.000km. Được thiết kế để thay thế người tiền nhiệm Topol-M, các tên lửa RS-24 Yars được đưa vào biên chế năm 2010. Mỗi tên lửa một khi khai hỏa có thể tạo sức công phá tương đương 100 quả bom nguyên tử từng tàn phá Hiroshima tháng 8/1945. (Ảnh: Wiki commons)

Trực thăng vận tải Mi-8 trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2014. (Ảnh:
Được không quân Nga đặt cho biệt danh “Thiên nga trắng” còn phương Tây gọi là “Concorde Nga”, Tupolev Tu-160 là máy bay chiến đấu siêu thanh lớn nhất thế giới. Dù được thiết kế bởi Liên Xô cũ từ những năm 1980, đây vẫn là loại máy bay ném bom chiến lược đáng gờm khi có thể mang 40 tấn vũ khí di chuyển với vận tốc siêu thanh. Không quân Nga hiện sử dụng 16 chiếc Tupolev Tu-160. (Ảnh: Wiki commons)

Trực thăng vận tải Mi-8 trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2014. (Ảnh:
T-90 là mẫu xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga hiện này. Vũ khí chính là một khẩu đại bác nòng trơn 125mm cùng khả năng chống tăng. Bên cạnh đó, T-90 còn được trang bị súng máy phòng không hạng nặng điều khiển từ xa. (Ảnh: Wiki commons)

Thanh Tùng
Tổng hợp