1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Đằng sau việc NATO triển khai quân tới Ba Lan và Baltic

Phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Warsaw, Ba Lan hôm 8-7, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố khối quân sự này sẽ triển khai 4 tiểu đoàn cơ động trên cơ sở luân phiên giữa các quốc gia thành viên tới Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic.

Mục đích của hành động trên theo lời giải thích của ông J. Stoltenberg là để tăng cường an ninh cho các quốc gia đồng minh ở phía Đông và chống lại “mối nguy cơ từ Nga”.

Tuy nhiên, thực tế hành động của NATO không chỉ đơn giản như vậy. NATO đang cố tình đổ lỗi cho Nga về sự bất ổn của châu Âu và thổi phồng “mối nguy cơ từ phía Nga” bằng truyền thông và các hành động mang tính khiêu khích.

Muốn khơi mào một cuộc “chiến tranh Lạnh” mới

Có thể nhìn thấy rõ hành động triển khai quân của NATO tới Ba Lan và Baltic là muốn “phô diễn” sức mạnh quân sự của khối. NATO đang muốn đẩy Nga vào một chạy đua quân sự mới hao tiền, tốn của trong khi kinh tế Nga đang trong tình trạng khó khăn do các lệnh trừng phạt. Xa hơn nữa, giới chức NATO dường như muốn nước Nga tự sụp đổ như Liên bang Xô Viết trước đây.

Với việc tăng thêm quân áp sát biên giới Nga, triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu và mới đây nhất là việc Mỹ triển khai các tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc, Mỹ và NATO đang gửi những thông điệp cứng rắn tới Moscow. Các hành động đầy tính “khiêu khích” trên của NATO sẽ không phải lần đầu tiên hay là hành động cuối cùng nhằm vào Nga.

Mặc dù luôn tuyên bố không muốn xảy ra một cuộc chiến tranh Lạnh mới, nhưng hành động của NATO đang đi ngược lại những gì họ nói.
Mặc dù luôn tuyên bố không muốn xảy ra một cuộc chiến tranh Lạnh mới, nhưng hành động của NATO đang đi ngược lại những gì họ nói.

Cùng với đó, Mỹ và phương Tây cũng đang mở các chiến dịch truyền thông lớn với mục đích đổ lỗi cho Nga về những khó khăn hiện tại ở châu Âu, kể cả những sai lầm và thiếu sót do họ tự gây ra.

Đơn cử rõ ràng như cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria: Mỹ và châu Âu rõ ràng không thể phủ nhận những thành công của Nga trong cuộc chiến chống lại IS tại Syria và đã phải miễn cưỡng tuyên bố hợp tác với Moscow. Tuy nhiên, thay vì đưa ra những hỗ trợ thiết thực, NATO và Mỹ lại đang cố gắng xây dựng hình ảnh nước Nga hiếu chiến và khát máu tại Syria.

Có thể lấy ví dụ khác nữa là việc châu Âu luôn cố gắng đổ lỗi cho Nga về việc gây bất ổn địa chính trị ở lục địa già khi rút khỏi Hiệp ước ABM năm 2002, nhưng thực tế Mỹ mới là quốc gia quyết định rút lui khỏi hiệp ước này trước…

Trước những hành động của NATO, Moscow đã nhiều lần khẳng định Nga không phải là mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia láng giềng nào. Tuy nhiên, Điện Kremlin cảnh báo nếu NATO không quan tâm hay phớt lờ cảnh báo của Nga và tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự ở các quốc gia Đông Âu thì hành động trên sẽ bị đáp trả đích đáng.

Tại sao Ba Lan và các quốc gia Baltic lại cần sự hiện diện của NATO

Ngay tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Warsaw, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz tuyên bố việc NATO triển khai quân tại nước này và các quốc gia vùng Baltic sẽ khiến “Nga không còn khả năng đe dọa Ba Lan” và các nước khác. Theo lời ông này, sau khi lực lượng NATO được triển khai, Ba Lan sẽ nhanh chóng trở thành “thành viên với quy chế đầy đủ” của NATO.

“Chúng tôi có thể tạm quên sự nỗi sợ hãi, nhưng Nga vẫn là mỗi đe dọa lớn đối với hòa bình của chúng tôi và khu vực”, ông A. Macierewicz nói với hãng thông tấn AP.

Tuy nhiên, nhận định về hành động trên của Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, nhiều chuyên gia coi đây chỉ là hình thức. Ba Lan đang muốn mượn NATO để hợp tác trực tiếp với Mỹ và giảm sự phụ thuộc về chính sách, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng từ Berlin.

Từ hành động của NATO có thể thấy việc triển khai vài nghìn quân tới Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic chỉ đơn giản là hành động trấn an và tạm thời. Mỹ và NATO muốn xoa dịu những “cái đầu nóng” ở Warsaw và cho họ cảm thấy được quan tâm. Tất cả sẽ chỉ có thế!

Cả Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic đang cố gắng thổi phồng “mối đe dọa” từ nước Nga với NATO để đạt được mục đích riêng của mình. Mong muốn của Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic là được đóng vai trò quan trọng hơn trong nền chính trị của châu Âu, nhưng lại không có đủ nguồn lực. Chính vì thế họ muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ NATO và Liên minh châu Âu để đạt được mục đích.

Với lực lượng NATO, Ba Lan và các quốc gia Baltic có an toàn hơn?

Trong trường hợp xấu nhất khi xảy ra xung đột quân sự, Nga có thừa khả năng chiếm đóng 3 quốc gia vùng Baltic trong vòng từ 36 tới 60 tiếng kể cả khi lực lượng NATO đóng quân tại đây. Kịch bản trên cũng được giới chức quân sự Mỹ thừa nhận.

Hành động triển khai quân của NATO tại Đông Âu có thể chỉ mang tính hình thức.
Hành động triển khai quân của NATO tại Đông Âu có thể chỉ mang tính hình thức.

Có thể thấy rõ, vị trí địa lý của 3 quốc gia vùng Baltic là Lithuania, Latvia và Estonia gần nước Nga hơn là NATO. Nếu xảy ra xung đột, lực lượng Nga tại các vùng biên giới và từ Kaliningrad sẽ nhanh chóng tràn ngập lãnh thổ 3 quốc gia này. Trong khi đó, NATO muốn phản ứng quân sự cần tới sự đồng thuận của 28 quốc gia thành viên, trong đó có nhiều nước không hề muốn đụng độ quân sự trực tiếp với Nga.

Lực lượng NATO luân phiên đóng tại Ba Lan và 3 nước vùng Baltic chỉ gồm 4 tiểu đoàn quốc tế nằm dưới sự chỉ huy của Mỹ, Anh, Đức và Canada. Ngoài ra, có thêm một lữ đoàn độc lập triển khai tại Ba Lan, khu vực giáp vùng Kaliningrad.

Ngay cả khi muốn đáp trả, Mỹ và phương Tây cũng phải dè chừng lực lượng quân sự cực mạnh, bao gồm các đơn vị tên lửa đạn đạo chiến thuật và máy bay ném bom triển khai tại Kaliningrad. Đây là lực lượng có thể đưa cả châu Âu trong tầm ngắm.

Với kịch bản giả định trên, có thể thấy rõ Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic không bao giờ an toàn, nếu Nga thực sự là một quốc gia hiếu chiến.

Theo Tuấn Sơn

Quân đội nhân dân