1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Chuyên gia phân tích 2 lý do mấu chốt khiến thượng đỉnh Mỹ - Triều kết thúc không thỏa thuận

(Dân trí) - Một chuyên gia Hàn Quốc đã phân tích 2 lý do chính khiến hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội gần đây không đi đến tuyên bố chung.

Chuyên gia phân tích 2 lý do mấu chốt khiến thượng đỉnh Mỹ - Triều kết thúc không thỏa thuận - 1

Lãnh đạo Mỹ - Triều kết thúc thượng đỉnh lần 2 mà không đạt được thỏa thuận chung (Ảnh: Reuters)

Trong bài viết đăng tải trên Thời báo Hoa nam Buổi sáng, ông Lee Seong-hyon, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc tại Sejong ở Seoul (Hàn Quốc), nhận định rằng các cuộc đàm phán hạt nhân giờ đây sẽ đối mặt với viễn cảnh khó khăn hơn ở cấp độ chuyên viên, vì rõ ràng là thậm chí các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất cũng không đi đến sự đồng thuận.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã để mở cánh cửa đối với các cuộc gặp tiềm tàng với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong tương lai, nhưng nhiều thứ sẽ phụ thuộc vào việc ông Kim nghĩ thế nào về hội nghị thượng đỉnh và lòng tự trọng của ông. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong một hệ thống chính trị như của Triều Tiên.

Hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim tại Hà Nội có mục đích nhằm bổ sung “chất” cho hội nghị thượng đỉnh lịch sử tại Singapore hồi năm ngoái, vốn được xem là có ý nghĩa tượng trưng quan trọng nhưng thiếu thực tế. Tuy nhiên, hội nghị lần 2 đã không đi đến tuyên bố chung do những khác biệt giữa hai bên liên quan tới quy mô việc giải trừ hạt nhân của Triều Tiên và các viện trợ kinh tế tương xứng của Mỹ.

Do sự mất niềm tin sâu sắc trong nhiều thập niên và tính chất phức tạp của vấn đề hạt nhân, các cuộc đàm phán nên được xem là một cuộc chơi dài hơn. Tuy nhiên, vì một số lý do, cả ông Trump và ông Kim đều nghĩ dường như đều cho rằng một thỏa thuận là điều có thể xảy ra, quá đề cao mối quan hệ cá nhân của họ và đánh giá thấp các phức tạp liên quan. Kết quả là, cả hai nhà lãnh đạo đã đánh giá sai về việc đối phương có thể đi xa đến đâu.

 Sau khi các cuộc đàm phán kết thúc mà không đạt được thỏa thuận, Tổng thống Trump nói với các phóng viên rằng ông Kim sẵn sàng đóng cửa khu phức hợp hạt nhân chính tại Yongbyon, nhưng không phải các địa điểm hạt nhân khác. Ông Trump nói thêm, đổi lại, Triều Tiên đề nghị dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt. Trong khi đó, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho lại đưa ra thông tin khác, khẳng định Triều Tiên chỉ đề nghị dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận chứ không phải toàn bộ. Chi tiết về các mâu thuẫn đàm phán sẽ được các học giả mổ xẻ trong những ngày và tuần tới.

Nhưng điều quan trọng hơn là vì sao họ lại đi tới kết thúc không thỏa thuận như vậy. Đó không chỉ là do khả năng hòa hợp bị đánh giá sai giữa hai nhà lãnh đạo. Điều đó cần một lời một lời giải thích.

Kể từ hội nghị thượng đỉnh tại Singapore hồi năm ngoái, cộng đồng ngoại giao tham gia vào các cuộc đàm phán Mỹ - Triều đã chỉ ra 2 vấn đề chính vốn đang cản trở sự tiến triển trong các cuộc đối thoại giữa hai nước. Thứ nhất là sự mất niềm tin sâu sắc giữa Washington và Bình Nhưỡng. Thứ 2 là thiếu sự liên lạc liên tục ở cấp đàm phán chuyên viên giữa hai nước.

Chuyển đổi cơ quan chịu trách nhiệm đàm phán

Tại Washington, cơ quan chính chịu trách nhiệm đàm phán với Triều Tiên đã chuyển từ CIA sang Bộ Ngoại giao Mỹ. CIA hoạt động hiệu quả và nhanh, một phần nhờ khả năng kết nối trực tiếp với Bình Nhưỡng. Nhưng sau khi ông Mike Pompeo rời CIA và trở thành Ngoại trưởng Mỹ, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đảm nhiệm công việc đàm phán này. Việc thay đổi cơ quan phụ trách cũng kéo theo những thay đổi về nhân sự.

Tại Triều Tiên, việc tái cấu trúc tổ chức cũng được tiến hành. Trong cuộc cạnh tranh giữa Bộ Ngoại giao và Ủy ban Mặt trật Thống nhất, ông Kim Jong-un đã ủy quyền cho Ủy ban Mặt trật Thống nhất, vốn trước đó chủ yếu chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới Hàn Quốc. Người đứng đầu Ủy ban Mặt trật Thống nhất là ông Kim Yong-chol, người cũng là Phó chủ tịch Ủy ban trung ương đảng Lao động, là người đồng cấp của ông Pompeo.

Bộ Ngoại giao Triều Tiên, trước đây phụ trách các vấn đề hạt nhân, đã chuyển giao việc đàm phán hạt nhân sang cho Ủy ban Mặt trận Thống nhất và trở thành đơn vị hỗ trợ hậu cần cho các cuộc đàm phát hạt nhân. Vấn đề là Ủy ban Mặt trận Thống nhất quá nhiều việc. Các quan chức tham gia các cuộc đàm phán liên Triều cũng tham gia các cuộc đám phát hạt nhân với Mỹ.

Cả Mỹ và Triều Tiên đều bổ nhiệm các trưởng đoàn đàm phán mới ở cấp độ chuyên viên - ông Stephen Biegun và Kim Hyok-chol. Đặc phái viên Biegun đã bay tới Bình Nhưỡng và gặp gỡ người đồng cấp Triều Tiên từ ngày 6-8/2. Vì là những gương mặt mới nên cả hai phải thăm dò nhau và các cuộc gặp của họ phần nhiều về việc xác nhận vị trí của mỗi bên, hơn là tập trung vào các chi tiết của hội nghị thượng đỉnh. Thậm chí sau đó, họ không có bất kỳ cuộc gặp tiếp nối nào cho tới thời điểm trước thượng đỉnh 1 tuần.

Đó là thực tế trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Ông Trump và ông Kim phải làm nhiều hơn thay vì chỉ ký kết tại thượng đỉnh, như các nhà lãnh đạo thường làm trong các cuộc họp như vậy. Trên thực tế họ đã phải thảo luận các chi tiết trong các cuộc đàm phán được sắp xếp vội vàng. Và không có gì ngạc nhiên khi các cuộc đàm phán không đạt kết quả!

Cần có cái nhìn thực tế từ hội nghị: người Mỹ chưa sẵn sàng để kết thúc chiến tranh và Triều Tiên chưa sẵn sàng để từ bỏ hạt nhân. Bên cạnh đó, điều quan trọng hơn là, các cuộc đàm phán hạt nhân là một cuộc chơi dài hơn.

Thiếu sự tin tưởng lẫn nhau

Washington và Bình Nhưỡng đều thiếu trầm trọng sự tin tưởng lẫn nhau. Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 không kết thúc bằng một hiệp định hòa bình chính thức, vì vậy các bên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật. Các cuộc đàm phán hạt nhân ngừng rồi tiếp tục giữa hai bên đã kéo dài suốt 26 năm qua. Sự giận dữ và không tin tưởng đối với Triều Tiên đã bị tích tụ, trong khi Triều Tiên cũng có danh sách dài các hành động “phản bội” của Mỹ.

Ảnh hưởng của các khác biệt về văn hóa cũng thường bị xem nhẹ. Sau khi hội nghị tại Hà Nội kết thúc mà không đạt thỏa thuận, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui nói: “Khi tôi quan sát hội nghị từ bên lề, tôi có cảm giác là Chủ tịch Kim Jong-un thấy kỳ lạ về cách Mỹ làm và sự tính toán của Mỹ”. Đó một phần cũng có thể do ông Kim Jong-un còn trẻ, được cho là 34 tuổi, và ít tiếp xúc với các cuộc đàm phán quốc tế, chưa kể là đàm phán với một nhà lãnh đạo khác thường, khó đoán như ông Trump.

Nói chung, thật phi thực tế khi kỳ vọng bất cứ bước đột phá nào trong các cuộc đàm phán được lên kế hoạch khá vội vàng. Ông Trump muốn đóng cửa nhiều hơn tổ hợp hạt nhân Yongbyon. Thật lạ khi điều này không được nhất trí trước khi họ tới thượng đỉnh. Nhưng dù sao vẫn nên đánh giá cao hành trình dài và chông gai dẫn tới thượng đỉnh tại Hà Nội.

Nhìn về phía trước, vấn đề chưa chắc chắn lớn nhất sau thượng đỉnh không thỏa thuận gần đây là liệu họ có thể sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh khác hay không. Dù ông Trump cam kết rằng các cuộc đàm phán sẽ vẫn tiếp tục, thực tế là sẽ khó khăn để ông Trump sắp xếp một cuộc gặp thượng đỉnh thử nghiệm khác, do sự phản đối gia tăng ở trong nước cũng như vị thế chính trị của ông đang bị suy yếu. Trong thời gian tới, ông Trump có thể sẽ không thể tập trung năng lượng chính trị và thời gian để chú ý tới Triều Tiên trong khi ông bị sa lầy với những vụ bê bối ở trong nước và phải đối mặt với cuộc bầu tổng thống năm 2020.

Bản thân ông Kim Jong-un cũng đối mặt với cách thức to lớn ở trong nước. Ông đã thực hiện hành trình bằng tàu hỏa kéo dài 65 giờ từ Bình Nhưỡng tới gặp ông Trump trong một hội nghị được kỳ vọng sẽ gia tăng hi vọng cho người Triều Tiên. Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã nhắc nhiều tới các kỳ vọng trong cuộc gặp giữa ông Kim và ông Trump. Nhưng giờ đây, ông trở về nước “tay trắng”, các lệnh trừng phạt không được dỡ bỏ và viễn cảnh kinh tế chưa khả quan. Trong một hệ thống trị như tại Triều Tiên, ông Kim Jong-un có thể gặp nhiều khó khăn.

Theo Lee Seong-hyon 

SCMP

(An Bình dịch)