1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Chuyện chống ngập tại các thành phố lớn trên thế giới

(Dân trí) - Ngập lụt là một nỗi ám ảnh đối với người dân ở nhiều thành phố của nước Anh mỗi khi có mưa lớn kéo dài. Nhưng các công dân tại thủ đô London không phải bận tâm về điều này, tất cả là nhờ một công trình được xây dựng từ năm 1984.

 


Đập Thames Barrier (Ảnh: Getty)

Đập Thames Barrier (Ảnh: Getty)

Công trình này có tên Thames Barrier, là một đập chắn được xây dựng trên sông Thames. Con đập này dài tổng cộng 520m, vắt ngang sông Thames ở đoạn Woolwich, phía Đông thủ đô London. Thames Barrier gồm 10 phần, mỗi phần dài 60m, cao gần 15m. Trên mỗi phần đều có cổng thép, có thể xoay ngang hoặc xoay dọc.

Bình thường, các cổng thép này sẽ được mở để nước sông tự do lưu thông cũng như cho phép tàu thuyền qua lại. Trong trường hợp cần thiết, các cổng này sẽ được đóng lại, tạo ra chỗ trũng hay còn gọi là một “hồ chứa” để nước sông Thames chảy vào, tránh nước sông dâng cao tràn bờ gây ra lũ lụt.  Phải mất 75-90 phút để đóng những cánh cổng này, bắt đầu từ các cổng ở hai bên, các cổng ở giữa sẽ đóng cuối cùng.

Ít ai biết rằng, Thames Barrier được xây dựng với mục đích ban đầu không phải để ngăn lũ lụt do mưa lớn. Năm 1953, nước biển từ Biển Bắc tràn vào sông Thames gây ngập lụt nặng ở thủ đô London, khiến 300 người thiệt mạng và thiệt hại về vật chất rất lớn. Chính phủ Anh nhận ra rằng nếu không có biện pháp đối phó thì trung tâm chính trị - văn hóa của đất nước sẽ còn phải hứng chịu nhiều thiệt hại do lũ lụt. Và Thames Barrier được xây dựng với mục đích ban đầu là ngăn nước Biển Bắc tràn vào London.

Bắt đầu khởi công từ năm 1982, Thames Barrier tiêu tốn 535 triệu bảng Anh và được coi là một kỳ tích của các nhà khoa học thời đó. Từ khi được đưa vào hoạt động, con đập này có vai trò điều tiết lưu lượng nước sông Thames, giúp London thoát khỏi cảnh ngập lụt.

Theo tính toán của các nhà khoa học, với tốc độ nước biển dâng như hiện tại, Thames Barrier có đủ khả năng giữ an toàn cho London đến năm 2050 và nếu nâng cấp, cải tạo nó thì còn có thể là “vệ sĩ” cho thành phố này tới năm 2070. Có thể nói, London phát triển về mọi được như hiện tại là nhờ đáng kể vào tiện ích của công trình này.

Nhật Bản rót 240 triệu USD xây hồ ngầm "khủng" để chống lũ


Hồ ngầm khủng của Nhật chống lũ (Ảnh: Bloomberg)

Hồ ngầm khủng của Nhật chống lũ (Ảnh: Bloomberg)

Bloomberg cho biết, chính phủ Nhật Bản năm ngoái quyết định rót 24,5 tỷ Yên (tương đương 240 triệu USD) để xây hồ ngầm khổng lồ dưới thành phố Tokyo để chống lũ lụt. Đây là hồ ngầm thứ 2 trong tổng số 3 hồ ngầm khủng được xây tại thành phố để chống lụt từ con sông Furukawa.

Khi hoàn thành vào năm 2016, hồ ngầm trên với chiều dài 3,3km sẽ có sức chứa 135.000 m3 nước, tương đương 54 bể bơi dành cho thế vận hội Olympic. Thành phố Tokyo đã chọn giải pháp hiệu quả này để chống lũ lụt khi ngày càng có nhiều cơn bão tấn công thành phố này trong những năm gần đây do hiệu hứng biến đổi khí hậu thời tiết.

“Nhật Bản không còn sự lựa chọn nào khác do nước này thiếu không gian bề mặt”, Marcelo H. Garcia, Giám đốc Phòng thí nghiệm thủy văn Ven Te Chow thuộc Đại học Illinois cho hay.

Khu vực trên thường xuyên bị lụt lội bởi gần sông và Vịnh Tokyo, ngay cạnh một ga xe lửa và tàu điện ngầm phía dưới, theo sở xây dựng thành phố Tokyo.

Một cơn bão xảy ra năm 2000 với lượng nước mưa vượt 11 cm đã làm vỡ con đập chống lũ tại trung tâm thành phố, khiến lũ dâng cao hơn 2m tại một số khu vực tại một số khu vực tại Minato, vị trí xây hồ ngầm trên.

Chỉnh phủ Nhật Bản phê duyệt dự án trên năm 2008 sau một loạt cơn bão hoành hành tại đất nước này, trong đó phải kể đến cơn bão năm 2004 khiến ngập gần cả trạm tàu điện ngầm chặng Azabu-Juban.

Dự án 100 triệu USD của chính quyền New York

Tháng trước, chính quyền thành phố New York đã thông báo kế hoạch trị giá 100 triệu USD để thực hiện các dự án hỗ trợ tình trạng ngập lụt ở khu vực vùng hạ Manhattan.

Thị trưởng Bill de Blasio thông báo các kế hoạch bảo vệ sẽ được xây dựng từ khu vực cầu Manhattan tới công viên Battery. Kế hoạch sẽ bao gồm các biện pháp như các con đê, tường chắn và công viên để cân bằng sinh thái.

"Vùng hạ Manhattan là một khu vực quan trọng của thành phố và cần phải được bảo vệ. Quyết định đầu tư là một phần quan trọng trong kế hoạch đó. Những con đập và tường chắn lũ sẽ giúp chúng tôi kiểm soát tình trạng ngập lụt. Tính toán ban đầu cho thấy quá trình xây dựng các công trình sẽ mất ít nhất năm năm", Thị trưởng Bill de Blasio cho biết thêm.

Hiện thời điểm khởi công chính thức dự án nêu trên vẫn chưa được ấn định.

Trước đó, nhiều công ty đã tham gia quá trình đưa ra những ý tưởng ngăn chặn tình trạng lụt tại thành phố New York, một trong số đó phải nhắc tới là ý tưởng của tập đoàn Bjarke Ingels (BIG).


Dự án của BIG (Ảnh: Lafargeholcim)

Dự án của BIG (Ảnh: Lafargeholcim)

Ông Dan Zarrilli, Giám đốc Văn phòng Phục hồi và Bảo vệ của chính quyền thành phố New York, cho biết kế hoạch của BIG bao gồm việc chi 45 triệu USD để bảo vệ khu chợ Hunts Point, nơi cung cấp 60% tổng sản lượng lương thực cho thành phố.

Ngoài ra, dự án mà BIG giới thiệu sẽ sử dụng những hệ thống đê có khả năng di chuyển và các biện pháp khác nhằm tạo ra những khu vực chứa nước lũ, cũng như thành lập một hệ thống bảo vệ các khu vực trọng điểm khi xảy ra lũ lụt.

Vũ Ngọc Minh

Theo BBC, Bloomberg

 

Chuyện chống ngập tại các thành phố lớn trên thế giới - 4