1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

“Chập chờn” dấu hiệu đối thoại Mỹ – Triều

Trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo có thể xảy ra một "cuộc xung đột lớn" với Triều Tiên. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ mong muốn một giải pháp ngoại giao để giải quyết bất đồng về các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Ngày 15-5, Triều Tiên xác nhận đã bắn thử thành công một loại tên lửa đạn đạo tầm trung đất đối đất mới, đồng thời cảnh báo nước Mỹ nằm trong tầm bắn của loại tên lửa này.

Vụ thử diễn ra khi những dấu hiệu về một cuộc đối thoại trực tiếp Mỹ-Triều đang ở rất gần. Cơ hội đối thoại lại trôi qua khi bên nào cũng có lý lẽ riêng để bảo vệ lợi ích của mình.

Đối thoại để tránh "cuộc xung đột lớn"

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong-un hôm 14-5 đã chỉ đạo và giám sát vụ phóng thử tên lửa mới nói trên, được gọi là Hwasong-12. Giới phân tích nhận xét, các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên chính là chướng ngại cản trở cơ hội đối thoại Mỹ - Triều Tiên. Trước đó, dường như cơ hội đã đến rất gần...

Vụ phóng xảy ra chỉ đúng một ngày, sau khi CHDCND Triều Tiên ngày 13-5 tuyên bố sẵn sàng đối thoại với chính quyền Mỹ nếu điều kiện thích hợp. Cục trưởng Cục Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên, bà Choe Son-hui đã tuyên bố như trên tại sân bay Bắc Kinh (Trung Quốc).

Bà Choe trước đây từng là thành viên nhóm đàm phán hạt nhân của Triều Tiên và được cho là trưởng phái đoàn Triều Tiên tham gia hội đàm với các chuyên gia Mỹ tại thành phố Oslo (Na Uy) từ ngày 8 đến 9-5 vừa qua.

Tuyên bố trên được đưa ra giữa thời điểm các nước liên quan đang có nhiều nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳng tại Bán đảo Triều Tiên. Trước tiên là Hàn Quốc, ông Moon Jae-in sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc hôm 9-5 cũng tuyên bố sẵn sàng đến Bình Nhưỡng trong điều kiện thích hợp. Ông Moon được cho là có quan điểm ôn hòa hơn về vấn đề Triều Tiên so với chính quyền trước đó.

Còn Mỹ, trả lời phỏng vấn NBC News cùng ngày, Tổng thống Donald Trump không phản đối việc ông Moon để ngỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên. Tổng thống Mỹ còn cho rằng, tình hình Triều Tiên thời gian qua là rất nguy hiểm cho các nước láng giềng và thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo có thể xảy ra một "cuộc xung đột lớn" với Triều Tiên. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ mong muốn một giải pháp ngoại giao để giải quyết bất đồng về các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Các kênh truyền hình của Hàn Quốc phát tin về vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Ảnh: thehimalayantimes.com.
Các kênh truyền hình của Hàn Quốc phát tin về vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Ảnh: thehimalayantimes.com.

Đàm phán trước khi quá muộn

Trong động thái mới nhất nhằm phản đối vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung mới nhất của Triều Tiên hôm 14-5, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Nikki Haley nhấn mạnh đây không phải là cách để Triều Tiên có thể tiến hành đối thoại với Mỹ.

Bà Haley khẳng định Washington sẽ tiếp tục gây sức ép đối với Triều Tiên. Nếu phía Triều Tiên không đáp ứng các điều kiện mà Mỹ đưa ra, Chính phủ Mỹ sẽ không tiến hành đàm phán với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng vụ thử tên lửa nói trên của Triều Tiên sẽ có thể làm giảm cơ hội để tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tìm kiếm đối thoại với Bình Nhưỡng.

Trang mạng desmoinesregister.com mới đây đăng bài phân tích của tác giả Jim Mowrer, cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh Iraq và cũng là một nhà phân tích tình báo cho rằng, Tổng thống Donald Trump cần đạt được thỏa thuận với Triều Tiên trước khi quá muộn.

Trong tâm trí của gần như tất cả mọi người, tình trạng bế tắc với Triều Tiên cũng như khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh tổng lực thực sự lúc nào cũng ngự trị. Đã đến lúc phải tìm ra một giải pháp ngoại giao cho vấn đề này.

Đáng tiếc là chính sách hiện nay của chính quyền Trump cũng đang bế tắc khi chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên lại đang đạt được những tiến bộ không ngừng. Triều Tiên hiện sở hữu tên lửa hạt nhân tầm trung có thể phóng tới Hàn Quốc, Nhật Bản và binh lính Mỹ đồn trú trong khu vực.

Học thuyết hạt nhân của Triều Tiên là sử dụng vũ khí hạt nhân sớm nhất và trước tiên nếu nước này tin rằng một cuộc tấn công nhằm vào họ sắp xảy ra. Nếu ông Trump hành động bất cẩn, Triều Tiên có thể phát động và tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên lần thứ 2.

Hiện chưa thể khẳng định rằng tên lửa của Triều Tiên có khả năng phóng tới lục địa Mỹ hay không, song giới phân tích cho rằng trong vòng 5 năm tới, Triều Tiên có thể phát triển một ICBM hoạt động hoàn thiện có khả năng đó.

Nhà phân tích người Trung Quốc Liu Ming, chuyên gia về an ninh Triều Tiên của Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, Trung Quốc cho rằng Mỹ cần phải sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên trước khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6.

Trao đổi với hãng thông tấn Tass của Nga, ông Liu Ming nói: “Nếu vụ thử hạt nhân thứ 6 diễn ra, cánh cửa để giải quyết vấn đề Triều Tiên gần như sẽ khép lại. Sẽ không còn nhiều cơ hội để giải quyết vấn đề này theo con đường ngoại giao”.

David Wright - chuyên gia về công nghệ tên lửa của Mỹ - cho biết hiện giờ Triều Tiên có thể tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào các mục tiêu "gần" các nước láng giềng phía Bắc "sát vách" nhất của Australia.

Giải pháp phá vỡ thế bế tắc cho Mỹ trong vấn đề Triều Tiên đã được cân nhắc nhưng chưa bao giờ thành công. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xác nhận Triều Tiên là một mối đe dọa cấp bách đối với sự an toàn của tất cả mọi người, song những nỗ lực của ông nhằm gia tăng áp lực và thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân đến nay vẫn chưa có hiệu quả.

Giới phân tích nhận định, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố để ngỏ cánh cửa đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho thấy ông đang đi đúng hướng, tuy nhiên, “chinh phục” chặng đường tìm kiếm hòa bình cho Bán đảo Triều Tiên thì lại vô cùng “mịt mờ”.

Các học giả cho rằng đây không phải là lần đầu tiên ông Trump đưa ra tín hiệu về thiện chí gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng nói rằng ông sẽ gặp ông Kim, đồng thời nhận định có khoảng 10-20% cơ hội thuyết phục được ông Kim từ bỏ chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Ông Trump cũng nhận ra rằng việc tăng cường các biện pháp trừng phạt hay tấn công quân sự không phải là sự lựa chọn khả thi để kiềm chế Bình Nhưỡng.

Chiến lược với Triều Tiên của ông Trump đã khá rõ ràng. Sự "mềm dẻo" của Mỹ trong vấn đề Triều Tiên cho thấy Mỹ đang có cái nhìn khác về Triều Tiên. Đối thoại có lẽ là cánh cửa duy nhất mở ra cơ hội giải quyết “điểm nóng” này.

Theo Nguyễn Hòa

An ninh thế giới